Danh mục

Nghiên cứu khoa học Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 17.19 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỡ (Manglietia conifera Dandy) là cây gỗ lớn cao tới 25-30 m, đường kính ngang ngực đạt tới 50-60 cm, thân thẳng, tròn, vỏ xám bạc, thịt màu trắng và có mùi thơm nhẹ. Gỗ mỡ màu sáng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng 0,48, gỗ mịn, ít nứt nẻ, mối mọt. Gỗ mỡ dùng để đóng đồ gia dụng, gỗ dán lạng, gỗ bút chì, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ,… Ngày nay, với công nghệ tạo ván ghép thanh gỗ Mỡ được dùng để chế tạo ra các đồ mộc cao cấp xuất khẩu rất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam " Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt NamVõ Đại HảiViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamI/ Đặt vấn đề Mỡ (Manglietia conifera Dandy) là cây gỗ lớn cao tới 25-30 m, đường kính ngangngực đạt tới 50-60 cm, thân thẳng, tròn, vỏ xám bạc, thịt màu trắng và có mùi thơm nhẹ.Gỗ mỡ màu sáng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng 0,48, gỗ mịn, ít nứt nẻ, mối mọt. Gỗmỡ dùng để đóng đồ gia dụng, gỗ dán lạng, gỗ bút chì, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ,…Ngày nay, với công nghệ tạo ván ghép thanh gỗ Mỡ được dùng để chế tạo ra các đồ mộccao cấp xuất khẩu rất có giá trị được khách hàng nước ngoài rất ưa dùng. Với những lý dođó Mỡ đã được chọn là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực vùng Trung tâm BắcBộ và Đông Bắc Việt Nam theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mỡ là loài cây được nghiên cứu tương đối toàn diện về kỹ thuật gây trồng, tăngtrưởng, sinh trưởng, tiểu khí hậu rừng,… tuy nhiên, nghiên cứu về sinh khối chưa đượctiến hành một cách hệ thống và đầy đủ. Cơ chế phát triển sạch (CDM) đang mở ra vận hộimới cho ngành lâm nghiệp nước ta trong việc bán lượng carbon được hấp thụ bởi rừng đểlấy tiền thì Mỡ là một trong những loài cây trồng rừng rất được chú ý. Để có cơ sở cho 1việc tính toán lượng carbon hấp thụ và giá trị thương mại carbon mà rừng Mỡ trồng có thểtạo ra, việc nghiên cứu xác định sinh khối rừng Mỡ là rất cần thiết. Nghiên cứu này đượcthực hiện năm 2006 tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiêncứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ởViệt Nam”.II/ Nội dung và phương pháp nghiên cứu1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu sinh khối tươi cây cá lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều trachủ yếu. Nghiên cứu sinh khối khô cây cá lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tralâm phần chủ yếu. Nghiên cứu mối quan hệ sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá lẻ. Nghiên cứu mối quan hệ sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất cây cá lẻ Mỡ2. Phương pháp nghiên cứu Lập 48 ÔTC có diện tích 1.000 m2 (25m x 40m) cho 4 cấp đất rừng Mỡ trồngthuần loài tại Tuyên Quang và Phú Thọ, mỗi cấp đất lập 12 ÔTC. Trên mỗi ÔTC, tiến hành đo đếm toàn diện các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3; Hvn, Dttừ đó chọn ra cây tiêu chuẩn. Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn và phân thành các bộ phận: lá, cành, thân. đào vàlấy toàn bộ rễ có đường kính lớn hơn 2 mm. Cân các bộ phận ngay tại chỗ được sinh khốitươi của các bộ phận. Lấy mẫu các bộ phận và đem về sấy ở phòng thí nghiệm ở 1050 chođến khối lượng không đổi để xác định sinh khối khô của từng bộ phận. 2 Phân tích và xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm ứng dụngSPSS. Để xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng, sử dụng phương pháp bình phươngbé nhất, lựa chọn những phương trình có hệ số tương quan cao nhất và sai số bé nhất, đơngiản nhất (dễ ứng dụng). Các mối quan hệ quan trọng là: Sinh khối tươi (tổng sinh khối,sinh khối các bộ phận) với đường kính ngang ngực và chiều cao cây. Sinh khối khô (tổngsinh khối, sinh khối các bộ phận) với đường kính ngang ngực và chiều cao cây. Sinh khốikhô với sinh khối tươi.III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận1. Sinh khối tươi cây cá lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu Sinh khối tươi cây cá lẻ Kết quả nghiên cứu về sinh khối cây cá lẻ của 48 OTC được xếp theo các cấp đất I,II, III, IV và các cấp tuổi 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, trong mỗi cấp tuổi của mỗi cấp đất, sốliệu về sinh khối cây cá lẻ và tỷ lệ % các bộ phận của chúng được tính trung bình cho cácÔTC. Sinh khối tươi cây cá lẻ bao gồm sinh khối tươi của thân cây, cành cây, lá cây vàsinh khối bộ rễ cây nằm dưới lòng đất. Kết quả nghiên cứu về cấu trúc sinh khối tươi câycá lẻ được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1: Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ Tổng Rễ Thân Cành Lá Số Cấ p đấ t Tuổi OTC % % % % kg % I 1 6 51 12 9 28 38,5 100 3 1 8 53 12 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: