Danh mục

Nghiên cứu khoa học KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TỔNG HỢP GỖ TRÀM

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.61 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,500 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gỗ tràm có đường kính nhỏ, khúc gỗ tròn có độ cong, độ thon, độ ô van lớn, tỷ lệ co rút của gỗ tràm theo các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ cao do đó không nên sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ. Để đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ tràm có thể lựa chọn những khúc gỗ tròn có đường kính lớn (hơn 15cm) và tương đối thẳng tròn đều để làm gỗ xẻ. Gỗ tràm bám dính tốt với keo PVAc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TỔNG HỢP GỖ TRÀM" KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TỔNG HỢP GỖ TRÀMBùi Duy NgọcPhòng nghiên cứu Chế biến lâm sảnViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM T ẮT Gỗ tràm có đường kính nhỏ, khúc gỗ tròn có độ cong, độ thon, độ ô van lớn, tỷ lệ co rút của gỗ tràm theocác chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ cao do đó không nên sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ. Để đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ tràm có thể lựa chọn những khúc gỗ tròn có đường kính lớn (hơn 15cm)và tương đối thẳng tròn đều để làm gỗ xẻ. Gỗ tràm bám dính tốt với keo PVAc. Ván dăm được làm từ 100% nguyên liệu gỗ tràm đáp ứng yêu cầu ván dăm thông dụng sử dụng ở điềukiện khô (theo TCVN – P1). Ván dăm được sản xuất từ hỗn hợp dăm gỗ tràm và keo lai theo tỉ lệ pha trộnkhối lượng dăm gỗ tràm/dăm gỗ keo lai là 60/40% có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản phẩm ván dăm khôngchịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm (theo TCVN-P3. 2007). Để nâng cao giá trị của gỗ tràm, nên sử dụng gỗ tràm theo hướng “sử dụng tổng hợp” đó là: làm cừ; làmgỗ xẻ (xẻ nan, ván ghép thanh, ghép hộp); băm dăm (làm nguyên liệu giấy, làm ván dăm, ván MDF); làm củi(hầm than). T ừ khóa: Gỗ tràm I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long với 2 hệ sinh thái rừng rất quan trọng là: hệ sinh thái rừng ngập mặn v à hệsinh thái rừng tràm. Hệ sinh thái rừng tràm phát triển trên vùng ngập nước nội địa và nơi đất bị phèn có địahình thấp, với loài cây rừng chính là tràm. Trong những năm gần đây, biến động về diện tích đã phản ánh sự phát triển không bền vững của rừngtràm. Từ 2002 đến 2005 diện tích rừng tràm tăng lên nhanh chóng (tăng thêm 23.967ha) sau đó giảm dần từ2006 đến 2008 . Trong 3 năm, diện tích rừng tràm sản xuất giảm đi 3.039ha. Sự biến động về diện tích rừngtràm chủ yếu là do giá bán cừ tràm thay đổi, phụ thuộc nhiều v ào sự cân đối cán cân cung ứng v à nhu cầucủa sản phẩm này trên thị trường. Như v ậy, gỗ tràm là nguồn nguyên liệu tiềm năng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với ngành côngnghiệp chế biến gỗ. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn gỗ tràm được sử dụng làm “cừ” (một loại cọc gia cố nềnmóng trong các công trình xây dựng), làm chất đốt, hầm than, băm dăm xuất khẩu ..v.v. do đó giá trị sửdụng của gỗ tràm chưa cao. Để góp phần duy trì và phát triển bền vững rừng tràm, nâng cao giá trị sử dụng của gỗ tràm làm nguyênliệu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành thực hiện đề tài(năm 2006 – 2009): “Nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ tràm” v à đã giải quyết một số nộidung cơ bản sau: - Xác định đặc điểm hình thể cây gỗ tràm theo 2 cấp tuổi tại 3 địa điểm; - Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ sản xuất đồ mộc; - Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm làm ván dăm; - Sơ bộ đánh giá hiệu quả sử dụng gỗ tràm theo hướng “ Sử dụng tổng hợp”. 426 II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu a/ Vât liệu: - Gỗ tràm ta (Melaleuca cajiputy) 5 tuổi và 10 tuổi khai thác tại Sông Trẹm , Cà Mau và gỗ tràm Úc(Melaleuca Leucalendra) 5 tuổi v à 7 tuổi khai thác tại Thạnh Hóa, Long An. - Chất kết dính: keo Ure Formaldehyde (UF); Keo Polyvinyl Axetat (PVAc). b/ Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm Sử dụng các trang thiết bị hiện có trong phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam như:Thước kẹp điện tử hiện số Mitutoyo, độ chính xác 0,01mm; Thiết bị đo độ ẩm: Holzgruppen – W ood group;Cân kỹ thuật Service Hotline 200g ± 0,01g; Cân kỹ thuật điện tử 3000g ± 0,02g; Tủ sấy ZBY 149 – 83, 300 ± 02 C; Máy thí nghiệm tạo ván dăm (máy băm dăm, máy sàng dăm, sấy dăm, máy phun trộn keo, máy ép vándăm thí nghiệm .v.v. . ); Máy gia công chế biến gỗ (cưa xẻ dọc, cưa cắt ngang, máy bào cuốn, máy pháyngón finger, máy ghép dọc, máy bào 4 mặt, máy ghép ngang, máy đánh nhẵn..v..v) để tạo ván ghép thanh;Máy cưa cắt mẫu đa năng; Máy thử tính chất cơ – lý tổng hợp của gỗ và của ván; 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa các kết quả nghiên cứu có trước; - Các nội dung được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Sử dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như tiêu chuẩn của nước ngoài để kiểm tra, đánh giá chấtlượng các sản phẩm từ gỗ tràm; - Số liệu thực nghiệm được xử lý loại bỏ sai số thô theo tiêu chuẩn Student. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xác định đặc điểm hình thể cây gỗ tràm theo 2 cấp tuổi tại 3 địa điểm Cây tràm được trồng tập trung, có diện tích lớn chủ yếu ở 3 tỉnh: Long An, An Giang v à Cà Mau. Chu kỳkinh doanh (khai thác chặt trắng) của gỗ tràm là 5 – 7 năm, chậm nhất khoảng 10 năm. Kết quả xác địnhđặc điểm hình thể cây gỗ tràm như sau: Bảng 1. Số liệu đặc điểm hình thể cây gỗ tràm Long An An Giang Cà Mau Đơn vị Nội dung TT 10 10 10 đo 5 tuổi 5 tuổi 5 tuổi tuổi tuổi tuổi Đường kính D1.3 trung bình 1 cm 7.23 14.12 7.48 16.40 4.54 8.47 Chiều cao có đường kính: 2 m 0.10 2.76 0.14 2.52 0 0.70 D > 10cm Tỷ lệ cây có đường kính: 3 % 4.27 0 12.00 0 100 14.86 D1.3 < 6cm Tỷ lệ cây có đường kính: 4 % 89.75 2.52 76.00 8.61 0 57.40 6 cm ≤ D1.3 < 10cm Tỷ lệ cây có đường kính: 5 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: