Danh mục

Nghiên cứu khoa học KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠOTHIẾT BỊ LÀM ĐẤT CHĂM SÓC RỪNG

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.44 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong sản xuất lâm nghiệp, các khâu công việc được thực hiện trong điều kiện địa hình đất đai phức tạp, loài cây và phương thức trồng rừng cũng đa dạng theo từng mục đích kinh doanh khác nhau. Các thiết bị cơ giới sử dụng trong sản xuất phải mang tính chuyên dụng cho từng khâu công việc mới phát huy được hiệu quả. Mẫu cày không lật và cày chảo được nghiên cứu thiết kế chế tạo sử dụng để chăm sóc rừng có những tính năng kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠOTHIẾT BỊ LÀM ĐẤT CHĂM SÓC RỪNG " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠOTHIẾT BỊ LÀM ĐẤT CHĂM SÓC RỪNGĐoàn Văn Thu, Tô Quốc HuyViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM T ẮT Trong sản xuất lâm nghiệp, các khâu công việc được thực hiện trong điều kiện địa hình đất đai phức tạp,loài cây và phương thức trồng rừng cũng đa dạng theo từng mục đích kinh doanh khác nhau. Các thiết bị cơgiới sử dụng trong sản xuất phải mang tính chuyên dụng cho từng khâu công việc mới phát huy được hiệuquả. Mẫu cày không lật v à cày chảo được nghiên cứu thiết kế chế tạo sử dụng để chăm sóc rừng có nhữngtính năng kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. Cày không lật được thiết kế theo nguyên lý làm việc của cày ngầm, sử dụng cho những địa hình đất dốchoặc đất có độ chặt lớn, nhiều đá lẫn. Dàn cày gồm 5 - 7 thân được lắp tại các vị trí thích hợp trên khungcày, có thể điều chỉnh linh động bề rộng làm việc, số thân cày và khoảng cách giữa các thân cày theo yêucầu của điều kiện sử dụng. Bề rộng làm việc tối đa là 2,2m, độ cày sâu đạt 0,25 đến 0,4m và có thể điềuchỉnh độ sâu của từng thân cày ở các vị trí cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chăm sóc. Năng suất LHM đạt0,2ha/h, chi phí nhiên liệu từ 9,5 – 10lít/h. Cày có thể liên hợp với máy kéo bánh hơi hoặc máy kéo xích cócông suất từ 50 đến 80 mã lực. Đối với địa hình bằng phẳng, độ dốc dưới 50, mẫu cày chảo hai dãy hoạt động khá hiệu quả, năng suấtđạt từ 0,40 đến 0,46ha/h, chi phí nhiên liệu từ 7,5 – 8,5lít/h. Các chỉ tiêu chất lượng chăm sóc tốt hơn so vớisử dụng dàn cày chảo một dãy. Độ cày sâu tối đa là 0,23m, bề rộng làm việc có thể điều chỉnh được trongkhoảng từ 2,0 đến 2,4m theo yêu cầu của kỹ thuật chăm sóc. Dàn cày có thể liên hợp với máy kéo bánh hơicó công suất từ 45 đến 55mã lực. T ừ khóa: Cày, chăm sóc rừng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các khâu canh tác trong lâm nghiệp thực hiện trong điều kiện địa hình, đất đai phức tạp, việc sử dụngthiết bị cơ giới thay thế lao động thủ công nhằm cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng là yêu cầu cầnthiết. Song, để nâng cao hiệu quả cơ giới trong các khâu sản xuất có tính đặc thù của lâm nghiệp, đòi hỏi cácthiết bị cơ giới phải mang tính chuyên dụng cho từng điều kiện sử dụng cụ thể. Những năm gần đây, tại các v ùng trồng rừng tập trung như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, khâu làm đấttrồng v à chăm sóc rừng đã được cơ giới hóa với tỉ lệ khá cao, đạt trên 60%, các chủng loại thiết bị máy mócđược đưa vào sử dụng cũng rất đa dạng phong phú. Tuy nhiên, trong thực tế hệ thống thiết bị cơ giới phụcvụ trồng, chăm sóc v à bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, các mẫu máy được đưa vào sử dụng hầu hết đượcthiết kế sử dụng trong nông nghiệp nên hiệu quả thấp. Kết quả nghiên cứu cải tiến thiết bị và công nghệ cơ giới phục vụ trồng rừng đã thiết kế chế tạo đượcmẫu máy làm đất chăm sóc rừng có tính năng kỹ thuật phù hợp v ới điều kiện sử dụng, có thể đáp ứng tốtcác yêu cầu của sản xuất. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Điều tra khảo sát thu thập số liệu về tính chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, 395 - Tổng hợp phân tích đánh giá hệ thống thiết bị và kỹ thuật cơ giới trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đãđược áp dụng làm cơ sở xác định yêu cầu công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất. - Phương pháp tính toán thiết kế máy nông nghiệp: + Lập phương án thiết kế, phân tích lựa chọn nguyên lý làm việc, lựa chọn kết cấu v à kích thước cơ bảncho thiết bị thiết kế; + Sử dụng lý thuyết tính toán thiết kế máy để tính toán xác định các thông số kỹ thuật của thiết bị; + Sử dụng phương pháp lập mô hình đồng dạng, tính toán lựa chọn kết cấu, hình dáng v à kích thước sơbộ của thiết bị; + Sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng: Autocad, Inventor để tính toán, v ẽ thiết kế, mô phỏng hoạtđộng của thiết bị nghiên cứu. - Phương pháp khảo nghiệm máy nông nghiệp: + Sử dụng kỹ thuật Sensor có sự hỗ trợ của máy tính với các phần mềm chuyên dụng Dasylab, Excel...để đo xác định các thông số và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của LHM khảo nghiệm; + Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trong thu thập và xử lý kết quả khảo nghiệm. - Đánh giá thiết bị khảo nghiệm và hoàn thiện mẫu máy. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Công nghệ cơ giới chăm sóc rừng trồng Kết quả nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật chăm sóc rừng, phân tích đánh giá hoạt động thiết bị cơ giới làmđất trong lâm nghiệp (Nguyễn Thanh Quế, Phạm Quý Đôn, (1980), Đoàn Văn Thu, (1996)) đã xác định côngnghệ cơ giới khâu chăm sóc rừng cho hai loại địa hình đất đai như sau: Đối với địa hình bằng phẳng, sửdụng cày chảo cày chăm sóc có tác dụng làm tơi xốp đất, diệt trừ cỏ dại cạnh tranh, ít làm tổn hại đến câyrừng trong quá trình cày chăm sóc và có chi phí năng lượng thấp. Đối với địa hình dốc, chăm sóc rừng đượcthực hiện theo hai công đoạn: phun thuốc diệt cỏ hoặc phát thực bì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: