Danh mục

Nghiên cứu khoa học Kết quả Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác rẫy theo hướng sử dụng đất bền vững ở Tây Bắc

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.19 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331.220 km2, kéo dài từ vĩ độ 8 o Bắc tới vĩ độ 23 o Bắc, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 19 triệu ha, chiếm khoảng 60% diện tích toàn quốc (Tổng cục Thống kê, 1994). Số liệu liên quan đến diện tích rừng cho đến tháng 4 năm 2000 được thống kê như sau (Báo Nhân dân, 23-4-2000):
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kết quả Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác rẫy theo hướng sử dụng đất bền vững ở Tây Bắc "Kết quả Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác rẫy theo hướng sử dụng đất bềnvững ở Tây BắcNguyễn Hoàng NghĩaViện Khoa học Lâm nghiệp VNViệt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam á, có tổng diện tích lãnhthổ khoảng 331.220 km2, kéo dài từ vĩ độ 8 o Bắc tới vĩ độ 23 o Bắc, trong đó diệntích rừng và đất rừng là 19 triệu ha, chiếm khoảng 60% diện tích toàn quốc (Tổngcục Thống kê, 1994). Số liệu liên quan đến diện tích rừng cho đến tháng 4 năm2000 được thống kê như sau (Báo Nhân dân, 23-4-2000):· Rừng tự nhiên : 9.494.000 ha· Rừng trồng : 1.390.469 ha· Tổng diện tích rừng: 10.884.469 ha, độ che phủ đạt 33,31%.Hệ thực vật rừng Việt Namrất phong phú và đa dạng. Chỉ riêng ngành Khuyết thựcvật (Ptesidophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt kín(Angiospermae) đã có khoảng 11.000 loài của trên 2.500 chi. Từ xa xưa nhân dânta đã sử dụng hàng ngàn loài cây làm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,thuốc chữa bệnh, nguyên liệu, cây cảnh và các mục tiêu khác. Năm 1993, ViệnSinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giới thiệu khoảng 1.900 loài cây có ích ở nướcta thuộc gần 1.000 chi, 230 loài họ; song chắc chắn con số này còn tăng lên nữanhờ các nghiên cứu, điều tra tỉ mỉ hơn trong tương lai. Riêng đối với cây thuốc,các nghiên cứu điều tra gần đây cho thấy có khoảng trên 3.000 loài được sử dụngvào chữa bệnh.Một thực tế đáng lo ngại là diện tích rừng tự nhiên của nước ta đã bị giảm đi đángkể. ước tính có khoảng trên dưới 100.000 ha rừng bị mất đi mỗi năm. Theo Kếhoạch Hành động Đa dạng Sinh học (1995), nước ta có khoảng 28% loài thú, 10%loài chim và 21% bò sát và động vật lưỡng cư đang phải đương đầu với tình trạngtuyệt chủng. Do tầng cây che phủ bị phá bỏ mà mặt đất bị tác động trực tiếp củakhí quyển; chu trình C, N và P, và động thái của vật chất hữu cơ cũng bị ảnhhưởng. Diện tích che phủ rừng bị giảm sút, gây xói mòn, lũ lụt và hạn hán ở ViệtNam. Bảo tồn nguồn gen cây rừng gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiênvà bảo vệ sự đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừngđang trở thành một yêu cầu cấp bách và đặc biệt quan trọng ở nước ta.I. Các cố gắng hướng tới bảo tồn nguồn gen cây rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.Những cố gắng đầu tiên nhằm bảo tồn thiên nhiên được bắt đầu từ đầu những năm1960 với việc hình thành vườn quốc gia đầu tiên trong cả nước: Vườn quốc giaCúc Phương vào tháng 7 năm 1962. Năm 1972, Pháp lệnh về bảo vệ rừng đã dẫnđến việc xây dựng hệ thống kiểm lâm với đội ngũ 10.000 cán bộ kiểm lâm trênkhắp cả nước. Cũng trong pháp lệnh này, đã nhắc đến lần đầu tiên khái niệm rừngcấm.Trên cơ sở quyết định 194/CT của Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 9/8/1986, Nhànước đã thành lập hệ thống rừng đặc dụng gồm 87 rừng cấm trong khắp cả nướcvới tổng diện tích đạt khoảng 1 triệu ha và ba loại hình rừng chính là: Vườn quốcgia, Khu bảo tồn thiên nhiên và rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường. Hiện nay hệthống rừng đặc dụng này đã bao gồm trên 100 rừng cấm trong đó có 12 Vườnquốc gia là Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã, Bến En, Cát Bà, Cát Tiên, Côn Đảo, CúcPhương, Phú Quốc, Tam Đảo, Yordon và Tràm Chim. Năm 1991, Nhà nước banhành Luật bảo vệ và phát triển rừng và năm 1994 là Luật bảo vệ môi trườngcũng như nhiều văn bản dưới luật khác đã là cơ sở pháp lý cơ bản cho công tácxây dựng và quản lý hệ thống rừng đặc dụng này. Năm 1991, Chương trình Hànhđộng Lâm nghiệp Nhiệt đới đã ra đời góp phần quy hoạch tổng thể đất lâm nghiệptrong phạm vi toàn quốc. Với cố gắng của nhiều nhà khoa học, Sách đỏ Việt Namđã được soạn thảo trong đó Tập I, phần động vật (xuất bản năm 1992) bao gồm347 loài; Tập II, phần thực vật (xuất bản năm 1996) gồm 350 loài hiếm và có nguycơ bị đe doạ.Chính phủ đang dự kiến quy hoạch 2 triệu ha rừng, bằng 10% diện tích đất rừng và6% diện tích lãnh thổ để xây dựng hệ thống rừng đặc dụng bao gồm 194 khu trongđó có các khu bảo tồn biển.Về mặt quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều chương trình như Chương trình conngười và sinh quyển (MAB - Man and Biosphere) của UNESCO, Công ướcRAMSAR (Công ước quốc tế bảo vệ đất ngập nước ) mà khu bảo vệ Xuân Thuỷ(Nam Định) đã được ghi vào danh sách Các vùng đất ngập nước có tầm quantrọng quốc tế, đặc biệt là nơi ở của chim nước vào năm 1989 và Việt Nam trởthành thành viên thứ 50 của công ước này. Việt Nam cũng đã tham gia ký côngước CITES (Công ước quốc tế về buôn bán các động thực vật hoang dại bị đe doạ)vào năm 1994 và như vậy nước ta cũng đứng vào đội ngũ quốc tế kiểm soát vàquản lý việc buôn bán các loài hoang dại. Năm 1993, Việt Namký Công ước về Đadạng sinh học, cam kết hỗ trợ các cố gắng bảo tồn trên thế giới và ở trong nước.Công ước đã được phê chuẩn vào tháng 10/1994 và do vậy Việt Namđang hànhđộng theo tinh thần của Công ước này.II. Những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách.Một số vấn đề quan trọng chưa được quan tâm trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gencây rừng và bảo tồn đa dạng sinh học đó là:· Nhiều loài động vật, một số loài thực vật rừng hoặc xuất xứ có nguy cơ bị tiêudiệt còn nằm ngoài hệ thống rừng đặc dụng; nhiều khu bảo tồn còn quá nhỏ, manhmún, rải rác, không đủ rộng để duy trì một số loài động vật, nhất là thú lớn như têgiác, voi, hổ, bò xám, bò tót, bò rừng v.v.· Các cố gắng đã tập trung vào bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các rừng đặc dụng songchưa quan tâm đến bảo tồn đa dạng di truyền của từng loài cụ thể. Hiện nay chưacó nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu về biến dị di truyền (isoenzyme và DNAmarkers) và chưa có nhiều nghiên cứu về biến dị di truyền làm cơ sở cho công tácbảo tồn đa dạng di truyền ở cây rừng.· Tập trung vào trồng rừng thuần loại với cây năng suất cao (đối với rừng sản xuất)mà chưa chú trọng đến sự đa dạng loài trong rừng trồng, chưa có điều kiện nghiêncứu đầy đủ nhiều loài cây bản địa có tiềm năng vào trồng rừng. Cơ cấu cây trồngvà kỹ thuật trồng các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: