Danh mục

Nghiên cứu khoa học Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 651.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,500 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các mẫu Gõ đỏ có mức đa dạng di truyền cao. Hệ số tương đồng di truyền dao động từ 47 đến 100%. Trong tổng số 50 mẫu thu được từ 7 vùng của 4 tỉnh thì các mẫu L1, L3 và L4 (từ huyện Lắc, Đắc Lắc), K9 và K4 (từ Kon Hà Nừng, Gia Lai) có mức độ khác biệt di truyền cao hơn so với các mẫu còn lại. Mẫu K4 có mức độ khác biệt đến 53% so với các mẫu khác. Các mẫu còn lại chia làm 3 nhóm chính: Nhóm I gồm các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD "Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 14/2007, 44-48. Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp Nguyễn Đức Thành, Trần Thuỳ Linh Viện Công nghệ sinh họcTóm tắtCác mẫu Gõ đỏ có mức đa dạng di truyền cao. Hệ số tương đồng di truyền dao động từ 47 đến 100%.Trong tổng số 50 mẫu thu được từ 7 vùng của 4 tỉnh thì các mẫu L1, L3 và L4 (từ huyện Lắc, Đắc Lắc),K9 và K4 (từ Kon Hà Nừng, Gia Lai) có mức độ khác biệt di truyền cao hơn so với các mẫu còn lại. MẫuK4 có mức độ khác biệt đến 53% so với các mẫu khác. Các mẫu còn lại chia làm 3 nhóm chính: Nhóm Igồm các mẫu E1, N2, N1, L6, L7, N3 K9, L1 có sự khác biệt so với hai nhóm II và nhóm III khoảng 50%;Nhóm II gồm E5, K1, K3, K7, B4, B1, K10, K2, B2 có mức độ khác biệt so với nhóm III khoảng 45% vàNhóm III gồm các mẫu còn lại.Từ khóa: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib), RAPD, phân tích đa dạng di truyền.I. MỞ ĐẦUGõ đỏ (Cà te, Gõ cà te) có tên khoa học là Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib (hoặc Pahudia xylocarpa Kurz)thuộc họ Đậu (Leguminosae), họ phụ Vang (Caesalpinoideae), là loài cây gỗ lớn, cao tới 30 m và đườngkính đạt tới 80 - 100 cm. Cây sống trong rừng nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá, có phân bố ở KonTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hoà và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Phân bố không tập trung mà gặp nhưcác cây cá thể rải rác cùng các loài cây khác trong rừng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999).Gỗ Gõ đỏ rất được ưa chuộng trên thị trường, được dùng rộng rải để đóng đồ gỗ, bàn ghế, giường tủ, đồchạm trổ cao cấp, đồ mỹ nghệ. Các “nu gõ” rất có giá trị và được bán rất đắt. Chính vì những lý do trênmà Gõ đỏ đang bị khai thác đến cạn kiệt ở khắp nơi. Số lượng cây cá thể có kích thước lớn bị giảm sútnhanh chóng và hiện không còn nhiều.Các chuyến khảo sát gần đây cho thấy số lượng cây cá thể trưởng thành của loài trong tổ thành rừng tựnhiên là khá thấp, hầu hết trước đây đã từng bị khai thác nhiều lần, nên nguồn gen của loài đã bị suy giảmmạnh. Do vậy việc đánh giá đa dạng di truyền của loài ở các xuất xứ khác nhau là một nhu cầu cấp thiếtgóp phần vào việc lựa chọn các khu bảo tồn in situ và xây dựng quần thụ bảo tồn ex situ.Những năm gần đây các chỉ thị phân tử được dùng rộng rãi trong nghiên cứu phân loại ở một số loài câytrồng, trong đó chỉ thị RAPD được sử dụng khá rộng rãi bởi kỹ thuật này đơn giản và ít tốn kém. RAPDđã được sử dụng để xác định mối quan hệ phát sinh loài ở các loài Citrus (Federici et al., 1998) Juglansregia (Nicese et al., 1998), cây hoa mõm chó (Jimenez et al., 2005), và các loài Tinospora (Ahmed et al.,2005). ở Việt Nam, RAPD đã được sử dụng vào nghiên cứu đa dạng di truyền ở loài Lim xanh (Quách ThịLiên et al., 2004) và loài Tràm (Trần Quốc Trọng et al., 2005).Bài viết trình bày những kết quả về sử dụng chỉ RAPD trong nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa cácxuất xứ loài Gõ đỏ nhằm đưa ra đề xuất về việc bảo tồn nguồn gen đối với loài cây quan trọng này. 1II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP1. Vật liệuMẫu lá của 50 cây Gõ đỏ được thu hái từ rừng tự nhiên của 4 tỉnh (Đồng Nai, Đắc Lắc, Gia Lai, NinhThuận) và 1 khu rừng trồng 50 tuổi ở Đắc Lắc (Bảng 1) đã được sử dụng. Bảng 1. Các mẫu Gõ đỏ sử dụng trong phân tích TT Địa điểm lấy mẫu Số cây Ký hiệu lấy mẫu 1 VQG Cát Tiên, huyện Tân Phú, Đồng Nai 10 C1 đến C10 2 Huyện Bắc ái, Ninh Thuận 5 B1 đến B5 3 Đèo Ngoạn Mục, Ninh Thuận 5 N1 đến N5 4 VQG Yokdon, huyện Buôn Đôn, Đắc Lắc 2 D1 và D2 5 Thôn Jun, huyện Lắc, Đắc Lắc 10 L1 đến L10 6 Eakmat, Tp Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc 8 E1 đến E8 7 Kon Hà Nừng, huyện Kbang, Gia Lai 10 K1 đến K10 Tổng 502. Phương pháp nghiên cứuADN genome của các mẫu Gõ đỏ được tách từ các mẫu lá khô được bảo quan bằng silicagel theo phươngpháp CTAB của Saghai Maroof et al. (1994). Kỹ thuật PCR với các mồi RAPD được tiến hành với tổngthể tích là 25 μl/mẫu gồm những thành phần sau: ADN genome (50 ng); mồi cpDN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: