Danh mục

Nghiên cứu khoa học Kỹ thuật trồng Mây nếp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên Việt Nam: Mây nếpTên Việt Nam khác: Mây trắng, mây mậtTên khoa học: Calamus tetradactylus HanceHọ Cau (Arecaceae)1. Mô tả hình tháiMây nếp là loài cây mọc cụm, mỗi cụm gồm nhiều thân khí sinh mọc lên từ thân ngầm (có từ 30-50 thân khí sinh/cụm). Thân ngầm nằm dưới đất có hình dạng như củ gừng, vỏ mầu đen và cứng như sừng, có xu hướng ăn nổi dần trên mặt đất. Thân khí sinh vươn dài, không phân nhánh, leo dựa vào cây khác, cây trung bình có đường kính 0,8-1,2cm, dài đến 30m hoặc hơn nếu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kỹ thuật trồng Mây nếp " Kỹ thuật trồng Mây nếp Tên Việt Nam: Mây nếp Tên Việt Nam khác: Mây trắng, mây mật Tên khoa học: Calamus tetradactylus Hance Họ Cau (Arecaceae)1. Mô tả hình thái Mây nếp là loài cây mọc cụm, mỗi cụm gồm nhiều thân khí sinh mọc lên từ thân ngầm (cótừ 30-50 thân khí sinh/cụm). Thân ngầm nằm dưới đất có hình dạng như củ gừng, vỏ mầu đen vàcứng như sừng, có xu hướng ăn nổi dần trên mặt đất. Thân khí sinh vươn dài, không phân nhánh,leo dựa vào cây khác, cây trung bình có đường kính 0,8-1,2cm, dài đến 30m hoặc hơn nếu khôngbị khai thác. Thân chỉ phát triển trên ngọn, như vậy thân mây chỉ dài ra mà không phát triển đườngkính, kích thước giữa ngọn và gốc ít chênh lệch. Thân chia đốt và lóng, lóng dài 15-40cm, đốt ítnổi. Lá Mây nếp là lá đơn xẻ thuỳ lông chim rất sâu, gần giống như một lá kép. Lá ở cây cònnhỏ có cuống dài, mang 4-6 thuỳ lớn dài 18cm, rộng 6cm. Cây trưởng thành lá dài đến 1m, trêncuống lá mang 14-20 lá chét, mọc từng cụm cách nhau 4-20cm thuỳ dài 10-30cm, rộng 2-3cm. Bẹlá hình ống, bao kín thân cây rất chặt, đỉnh bẹ lá có thìa lìa cao 3-5mm, không gai, khi non thìa lìamầu xanh khi già mầu nâu. Trên mặt bẹ lá có gai dẹt. Từ bẹ lá mọc ra tay mây; Tay mây nằm đốidiện và thấp hơn nách lá khoảng 2cm (thường từ lá thứ 6-7 trở đi tay mây mới xuất hiện). Tay mâyhình sợi mỏng, màu xanh lục, dài khoảng 1m. Trên tay mây có những vuốt gồm 2-4 gai mập ngắn,có gốc thường dính vào nhau, tay mây giúp thân bám chắc vào giá thể. Lá mây xanh quanh năm và4-5 năm mới rụng lá. Mây nếp là cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa là một bông mo dạng đặc biệt của các tay mâyphía ngọn. Bông mo dài, mảnh, có lá mo hình ống, mầu lục có gai bao ngoài. Hoa đực mầu vàng,đài 3 thuỳ, 3 cánh hoa, 6 nhị. Hoa cái nhỏ, có cuống, đài 3 thuỳ, 3 cánh hoa hẹp và dài hơn thuỳđài, bầu hình nón, núm có 3 thuỳ cong. Quả hình cầu, đường kính 8mm, đầu có mỏ nhọn và númnhuỵ tồn tại. Vỏ quả có vẩy bao bọc, vẩy xếp thành 18 hàng dọc. Quả khi non mầu xanh lục, khigià mầu xám vàng. Mỗi quả có một hạt, hạt hình cầu đường kính 5mm, có vỏ rất cứng. Quanh hạtlà cùi thịt mọng nước có vị chua, ngọt chát, ăn được. Mỗi cây có khoảng 4-5 buồng quả, mỗibuồng có khoảng 100 quả, trung bình 1kg có 3.200-3.500 quả hoặc 8.000-8.500 hạt.2. Đặc điểm sinh thái2.1. Điều kiện tự nhiên Mây nếp phân bố nhiều ở miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào... Mây nếp thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiệt độ không khí từ 20đến 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 đến 2500mm, độ ẩm không khí cao, không bị sương giávà ngập úng nhiều ngày. Mây nếp ưa đất sâu, ẩm, giàu mùn, xốp, độ pH từ 4,5 đến 6,0. Mây nếp làmột trong những loài Song Mây có phân bố rộng nhất ở Việt nam, có thể gặp Mây nếp mọc tựnhiên ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam. Tập trung nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình,Nghệ An... Trong rừng tự nhiên thường gặp Mây nếp trong kiểu rừng lá rộng thường xanh, có độcao khoảng 100-800m, tập trung nhiều nhất ở độ cao 200-500m. Trong các kiểu rừng rụng lá haynửa rụng lá rất hiếm gặp mây nếp.2.2. Đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và phát triển. Mây nếp 1-3 năm tuổi có thể chịu bóng nhưng sau 4 năm tuổi nếu không được mở sáng kịpthời hoặc leo lên tán rừng thì Mây nếp sẽ sinh trưởng chậm, thậm chí sẽ chết. 2 Mây đẻ nhánh quanh năm, mùa mưa mây đẻ nhánh mạnh. Từ đầu thân ngầm thường mọc ra2 chồi nhưng chỉ 1 phát triển thành thân khí sinh. Sau 6-7 năm bụi mây tốt có đến 30 nhánh.Thường thì nhánh mẹ cao 1m, nhánh con đã cao 0,5m và đã có nhánh tiếp theo. Sự đẻ nhánh phụthuộc vào đất tơi xốp hay không và cách vun gốc khi trồng. Nếu lấp gốc quá sâu mây khó đẻnhánh vì thế chỉ cần lấp đất ngang cổ rễ. Mây nếp chỉ phát triển chiều dài và không phân nhánh nên khi mất ngọn cây sẽ ngừng sinhtrưởng, khi đó mây ròn và chất lượng kém. Trồng 5-6 năm thì Mây nếp bắt đầu ra hoa kết quả. Hoa nở tháng 5-6, quả chín từ giữatháng 4 đến cuối tháng 5 năm sau. Nơi đất ẩm, ven suối, khe không quá rậm rạp Mây nếp sinh trưởng tốt. Mây nếp có khảnăng chịu được hạn nhưng sinh trưởng kém, chất lượng sợi mây không cao. Mây nếp tăng trưởngkhá mạnh, một năm thân dài ra được 3-4m.. Khi bẹ lá ở gốc rụng đi là lúc sợi mây đã già và khaithác được.3. Sử dụng Mây nếp có gai và tay mây nên thân ký sinh kết chặt với nhau tạo thành bức tường xanhvững chắc nên thường được trồng làm hàng rào quanh nhà, quanh vườn, quanh trang trại... Thân Mây nếp có đặc tính dẻo, dai, dễ uốn, được sử dụng nguyên cây hoặc chẻ sợi, làm dâybuộc hoặc đan lát. Từ lâu đời Mây nếp đã được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Thânđược chế biến có mầu trắng bóng, đốt không nổi rõ nên rất thích hợp làm hàng mỹ nghệ như bànghế, khay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: