Danh mục

Nghiên cứu khoa học MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, VẬT HẬU, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY THANH THẤT (AILANTHUS TRIPHYSA (DENNST) ALSTON)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy Thanh thất có phân bố nhiều ở khu vực Phú Yên và Bình Định. Loại đất chủ yếu ở đây là feralit phát triển trên đá Granite, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, hơi chua. Thanh thất phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300m so với mực nước biển, chủ yếu ở các trạng thái rừng thứ sinh, khoảng trống trong rừng, ven đường, ven rừng trồng, ven nương rẫy và dọc theo các khe suối; Khả năng tái sinh tự nhiên của Thanh thất kém. Mật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, VẬT HẬU, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY THANH THẤT (AILANTHUS TRIPHYSA (DENNST) ALSTON) " MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, VẬT HẬU, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY T HANH THẤT (AILANTHUS TRIPHYSA (DENNST) ALSTON) Phạm Văn Bốn Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM T ẮT Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy Thanh thất có phân bố nhiều ở khu vực Phú Yên và Bình Định. Loại đất chủ yếu ở đây là feralit phát triển trên đá Granite, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, hơi chua. Thanh thất phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300m so với mực nước biển, chủ yếu ở các trạng thái rừng thứ sinh, khoảng trống trong rừng, ven đường, ven rừng trồng, ven nương rẫy v à dọc theo các khe suối; Khả năng tái sinh tự nhiên của Thanh thất kém. Mật độ cây tái sinh ở các cấp độ tàn che của tán rừng có sự khác nhau lớn, giảm rõ rệt theo hướng tăng của cấp độ tàn che của tán rừng; Thanh thất ra hoa v ào tháng 2-3, quả chín v ào tháng 5-6 ở khu vực Đông Nam Bộ. Ở khu vực Nam Trung Bộ thì chậm hơn khoảng 1 tháng. Tỷ lệ cây ra hoa đạt 90%, tỷ lệ cây đậu quả 50%; Sinh trưởng rừng trồng Thanh thất ở Phú Yên và Bình Phước có sự chênh lệch lớn. Ở Phú Yên sinh trưởng rất chậm, tăng trưởng bình quân năm v ề đường kính chỉ đạt 0,82-1,04cm/năm và chiều cao là 0,46-0,72m/năm. Ở Bình Phước sinh trưởng khá nhanh, tăng trưởng bình quân năm về đường kính đạt 2,63cm/năm, về chiều cao là 1,65m/năm. Hạt Thanh thất rất dễ xử lý nẩy mần, có thể xử lý bằng nước lạnh hoặc nước ấm (2 sôi + 3 lạnh); Trong điều kiện môi trường thông thường hạt mất sức nảy mầm sau 2-3 tháng. Tuy nhiên, trong môi trường lạnh ở 10oC sau 12 tháng tỷ lệ nảy mầm có thể còn 70%; Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm, cấp độ che bóng 25% cho kết quả tốt nhất. Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm. Hai công thức hỗn hợp ruột bầu có hiệu quả tương đương nhau, vượt trội so với công thức đối chứng và các công thức khác là: hỗn hợp (90%đất + 10% phân bò hoai) và hỗn hợp (89%đất + 10% phân bò hoai + 1% phân VSSG). T ừ khóa: Sinh thái, Vật hậu, Nhân giống, Cây Thanh thất I. MỞ ĐẦU Thanh thất là cây gỗ lớn, mọc nhanh, phân bố rộng ngoài tự nhiên, gỗ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ bóc, sử dụng làm gỗ dán, bao bì, sản xuất diêm..., có khả năng thích hợp cho việc trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở Việt Nam... Theo tác giả Phạm Đình Tam và các cộng sự thì Thanh thất là một trong những cây sẽ được thị trường thế giới ưa chuộng trong tương lai. Tuy nhiên, kỹ thuật gây trồng cây Thanh thất đến nay ở nước ta còn thiếu, mới chỉ có một số đơn vị, địa phương trồng thử nghiệm mang tính thăm dò, thiếu tính hệ thống. Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Thanh thất (Ailanthus triphysa. (Dennst) Alston) phục vụ kinh doanh gỗ lớn”. Đến nay đề tài đã thu được một số kết quả dưới đây. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu kỹ thuật thu hái hạt giống Kế thừa các tài liệu đã công bố v à căn cứ v ào quy trình kỹ thuật xây dựng rừng giống, v ườn giống (QPN 15-93) để lựa chọn cây mẹ thu hái hạt. Điều tra, theo dõi đặc điểm vật hậu để lựa chọn thời điểm và phương pháp thu hái. 2.2. Phương pháp điều tra rừng tự nhiên, rừng trồng Đối với rừng tự nhiên: sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến v à theo ÔTC điển hình. Các tuyến được bố trí cắt ngang các trạng thái rừng phổ biến trong khu vực. Bề rộng quan sát trên tuyến là 20m (mỗi bên 116 10m), trên tuyến tiến hành điều tra ghi chép đặc điểm các trạng thái rừng, thống kê các loài đã gặp; ÔTC có 2 diện tích 2.000m , được bố trí ở những vị trí đại diện cho các trạng thái rừng phổ biến trong khu vực. Trong ÔTC tiến hành đo đếm toàn bộ cây gỗ, cây tái sinh, thực vật thảm tươi, lấy mẫu đất, đánh giá độ tàn che, độ che phủ. Đối với rừng trồng: sử dụng lý lịch rừng trồng v à điều tra ngoài hiện trường bằng phương pháp ÔTC điển 2 hình. Diện tích ô điều tra 500m . Trong ô tiến hành đo D1.3, Hvn, lấy mẫu đất. 2.3. Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt CT1: Bảo quản ở điều kiện thông thường. CT2: Bảo quản khô trong lọ kín. o CT3: Bảo quản ở nhiệt độ 10 C. Thời gian theo dõi 12 tháng. Định kỳ kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm của hạt 1 tháng/lần. Dung lượng mẫu kiểm tra 50 hạt, lặp lại 3 lần. 2.4. Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm Nghiên cứu kỹ thuật xử lý hạt nẩy mầm CT1: Phương pháp xử lý bằng nước lạnh CT2: Phương pháp xử lý bằng nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) Dung lượng mẫu 50 cây, 3 lần lặp. Ngâm hạt trong thời gian 8 giờ, rửa chua rồi mang đi ủ trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: