Danh mục

Nghiên cứu khoa học MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG RỪNG THÂM CANH BẠCH ĐÀN TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC BỘ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 646.89 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trồng rừng thâm canh bạch đàn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng rừng quảng canh. Nghiên cứu trồng rừng thâm canh được tiến hành tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ từ năm 2000 với 3 công thức làm đất, 5 công thức làm đất kết hợp bón phân cho 2 loài bạch đàn cao sản U6 và PN2. Kết quả nghiên cứu sau 8 năm cho thấy: Làm đất bằng cơ giới tăng năng suất rừng trồng từ 122,6% - 142,2% so với làm đất thủ công, tăng trưởng của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG RỪNG THÂM CANH BẠCH ĐÀN TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC BỘ " Nghiên cứu khoa học MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG RỪNG THÂM CANH BẠCH ĐÀN TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC BỘ MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG RỪNG THÂM CANH BẠCH ĐÀN T ẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC BỘ Lê Minh Cường Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM T ẮT Trồng rừng thâm canh bạch đàn cho năng suất v à hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng rừng quảng canh. Nghiên cứu trồng rừng thâm canh được tiến hành tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ từ năm 2000 v ới 3 công thức làm đất, 5 công thức làm đất kết hợp bón phân cho 2 loài bạch đàn cao sản U6 v à PN2. Kết quả nghiên cứu sau 8 năm cho thấy: Làm đất bằng cơ giới tăng năng suất rừng trồng từ 122,6% - 142,2% so với làm đất thủ công, tăng trưởng của rừng đạt từ 22 – 24m3/ha/năm. Làm đất bằng cơ giới chi phí cao hơn làm đất thủ công 4.206.000đ/ha nhưng hiệu quả kinh tế sau 1 chu kỳ kinh doanh 8 năm cao hơn 8.264.000 đồng/ha so v ới thủ công. Biện pháp kỹ thuật làm đất bằng cơ giới kết hợp bón phân làm tăng rất lớn năng suất rừng trồng bạch đàn U6 v à PN2. Công thức: làm đất bằng cơ giới (cày 2m x 2m, sâu 50cm, cuốc hố thủ công 30 x 30 x 30cm trên rãnh cày) kết hợp 3 bón 200g NPK + 1kg phân chuồng hoai là tốt nhất: Tăng trưởng bình quân chung đạt 28 – 30m /ha/năm, 3 trữ lượng rừng sau 1 chu kỳ kinh doanh đạt 220- 235m /ha. Hiệu quả kinh tế rất là cao nhất, sau 8 năm có lãi gần 25 triệu đồng/ha. T ừ khóa: Bạch đàn urophylla dòng U6 và PN2, Trồng rừng thâm canh, Làm đất, Bón phân. ĐẶT VẤN ĐỀ Trồng rừng thâm canh mà đặc biệt là thâm canh bạch đàn cao sản để cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xây dựng và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình đã dành được sự quan tâm rất lớn của các nhà sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực này còn chưa nhiều. Cho tới nay mới chỉ có nghiên cứu về bón phân cho Bạch đàn trắng theo hướng thâm canh (Phạm Tiến Dũng 1993), nghiên cứu về làm đất, bón phân lân và vôi cho rừng Bạch đàn liễu (Phạm Quang Minh 1997), nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cơ giới làm đất đến sinh trưởng và phát triển rừng trồng Bạch đàn urophylla (Đoàn Văn Thu 2006) và một số nghiên cứu khác giải quyết từng phần hoặc có liên quan đến trồng rừng bạch đàn cao sản. Do v ậy, nghiên cứu tổng hợp về ảnh hưởng của các biện pháp làm đất kết hợp bón phân tới sinh trưởng bạch đàn cao sản và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình là cần thiết. Ở nước ta, bạch đàn được trồng khá phổ biến ở hầu hết các v ùng sinh thái lâm nghiệp. Tuy nhiên, năng suất rừng còn rất hạn chế, rừng trồng Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) năng 3 3 suất trung bình đạt từ 12m /ha/năm đến 15m /ha/năm, nếu trồng quảng canh năng suất chỉ đạt từ 7,8 - 3 8,5m /ha/năm (Đỗ Đình Sâm, 2000). Những năm gần đây, rừng trồng thâm canh một số dòng Bạch đàn urôphylla có năng suất tăng đáng kể, song kỹ thuật thâm canh ở từng nơi áp dụng cũng rất khác nhau, dẫn đến năng suất v à hiệu quả kinh doanh còn nhiều hạn chế. Để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng rừng cần nghiên cứu áp dụng những tiến bộ kỹ thuật thâm canh phù hợp. Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu trồng rừng thâm canh Bạch đàn urophylla (U6 và PN2) và hiệu quả kinh tế của chúng tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ. ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại khu nghiên cứu thực nghiệm của Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, có một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và đất đai như sau: - Điều kiện tự nhiên: Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,50, tháng cao nhất là 350C, tháng thấp nhất từ 9 – 100C; Nhiệt độ đất trung bình hàng năm là 26,10. Độ ẩm không khí trung bình 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.525mm; Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 927,4mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. - Đất đai: Đất Feralit đỏ v àng phát triển trên phiến thạch sét v à sa thạch, độ dốc từ 100 - 250, độ dày của tầng đất 30 - 70cm, rất ít nơi có độ dầy trên 1m. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, tỷ lệ kết von từ 50 đến 70%, tầng dưới bị đá ong hoá. Hàm lượng sét không lớn (30%) sét vật lý 50-60%, độ chua pHKCl từ 3,9 - 4.5. Thảm thực bì tự nhiên là tế guột xen lẫn cây bụi, Sim, Mua, cỏ lông lợn, cỏ may sinh trưởng kém. 1 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 công thức làm đất đến sinh trưởng Bạch đàn urophylla (2 dòng U6 và PN2): + Công thức 1: Xử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch thực bì, rễ cây...) của máy ủi KOMASU, sau đó cày ngầm theo đường đồng mức, sâu 50cm, khoảng cách giữa các rạch cày là 1m; Cuốc hố 30 x 30 x 30cm trên các rãnh cày với cự ly hố 3m x 2 m. + Công thức 2: Xử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch thực bì, rễ cây...) của máy ủi KOMASU, sau đó cày ngầm theo đường đồng mức, sâu 50cm, khoảng cách giữa các rạch cày là 2m; Cuốc hố 30 x 30 x 30cm trên các rãnh cày với cự ly hố 3m x 2m. + Công thức 3 (đối chứng): Phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố 40 x 40 x 40cm với cự ly 3m x 2m. Ở cả 3 công thức đều trồng với mật độ 1660cây/ha (cự ly 3m x 2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: