Danh mục

Nghiên cứu khoa học Một số vấn đề lâm sinh trong bảo tồn nguồn gen cây rừng tự nhiên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây rừng tự nhiên vùng nhiệt đới có những đặc điểm riêng rất khác biệt so với các loại rừng khác mà những đặc điểm này đòi hỏi công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng nhiệt đới phải áp dụng những biện pháp xử lý lâm sinh hợp lý. Cây gỗ rừng nhiệt đới đã thích nghi với hoàn cảnh sống đa dạng và hoàn hảo của hệ sinh thái rừng nhiệt đới bao gồm đủ loại động vật và thực vật, với những hoạt động chức năng khác nhau song hỗ trợ cho nhau như trong một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Một số vấn đề lâm sinh trong bảo tồn nguồn gen cây rừng tự nhiên "Một số vấn đề lâm sinh trong bảo tồn nguồn gen cây rừng tự nhi ênTS.Nguyễn Hoàng Nghĩa1. Mở đầu.Cây rừng tự nhiên vùng nhiệt đới có những đặc điểm riêng rất khác biệt so với cácloại rừng khác mà những đặc điểm này đòi hỏi công tác bảo tồn nguồn gen câyrừng nhiệt đới phải áp dụng những biện pháp xử lý lâm sinh hợp lý.Cây gỗ rừng nhiệt đới đã thích nghi với hoàn cảnh sống đa dạng và hoàn hảo củahệ sinh thái rừng nhiệt đới bao gồm đủ loại động vật và thực vật, với những hoạtđộng chức năng khác nhau song hỗ trợ cho nhau như trong một dây chuyền thứcăn đồng bộ mà nếu tách rời khỏi hệ sinh thái đó, cây rừng sẽ khó có thể sống độclập được. Mặt khác, các loài động vật cũng sẽ gặp phải khó khăn khôn lường nếunhư các loài thực vật đứng trước nguy cơ bị đe doạ. Bên cạnh các loài cây có giátrị cao theo đánh giá của con người dựa vào nhu cầu sử dụng thì còn vô số loài câycó giá trị thấp nhưng chúng lại có chức năng hỗ trợ sự sống không thể thiếu đượcnhư các loài sung, vả, đa và các loài Ficus, các loài cây cho quả khác, là nguồncung cấp thức ăn quan trọng cho các loài động vật, các thành viên của các hệ sinhthái.Rừng nhiệt đới có số loài khá phong phú song mỗi loài lại có rất ít cây cá thể trênmột đơn vị diện tích và hiếm tìm thấy loài cây sống trong những quần thụ thuầnloại. Đây là một khó khăn không dễ gì khắc phục của công tác bảo tồn, đặc biệt làbảo tồn in situ. Khó thu hái đủ giống từ một nền tảng di truyền cao (từ nhiều câymẹ cách xa nhau), nhiều khả năng thu được hạt giống có nguồn gốc lai gần, cạnhtranh khốc liệt giữa các cây bên trong các quần thụ có thể gây hại cho các cây cómục đích bảo tồn, tái sinh tự nhiên của cây mục đích dưới tán rừng kín rậm thườngkém, hệ sinh thái thường đã ít nhiều bị tác động hoặc bị chia cắt, phá hoại mạnhv.v. Đó là những vấn đề lâm sinh đặc biệt đòi hỏi phải có những biện pháp khắcphục thực sự có hiệu quả trong quá trình xây dựng phương án và triển khai bảo tồncho một loài cây nhất định.2. một số vấn đề lâm sinh cụ thể.2.1. Tái sinh tự nhiên.Các loài cây rừng tự nhiên có khả năng tái sinh mạnh và có thể tạo thành các quầnthụ gần như thuần loại như 400 ha rừng tái sinh căm xe (Xylia xylocarpa) ở NinhHoà, Khánh Hoà; hàng trăm ha rừng giáng hương (Pterocarpus macrocarpus ) táisinh sau nương rẫy ở Tương Dương và Kỳ Sơn, Nghệ An; hàng chục ha rừng trắcnghệ (Dalbergia cochinchinensis) ở Tánh Linh, Bình Thuận; các láng sao (Hopeaodorata) và dầu nước (Dipterocarpus alatus) ở vùng Đông Nam Bộ. Đối với cácloài cây này, chỉ cần quy hoạch riêng một khu vực đủ lớn và có các biện pháp bảovệ tốt thì công việc bảo tồn không phải là vấn đề gay cấn.Song hầu hết cây rừng tự nhiên lại có số lượng cây tái sinh không cao do các điềukiện không phù hợp như mức độ che bóng lớn, cạnh tranh giữa các loài và giữacác cây cá thể khá mạnh. Có thể dễ dàng nhận thấy thực tế này ở một số loài cây lákim quý hiếm ở nước ta.Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) có phân bố chủ yếu ở các vùng như Cổng Trời(độ cao trên dưới 1800 m), Bidoup (độ cao 1600 - 2000 m) và chúng được thấynhư các cây đại thụ mọc rải rác trong rừng lá rộng thường xanh. Cây cao trên dưới30 m và có đường kính ngang ngực đạt 1,5 - 1,6 m, cá biệt có cây đạt 2 m (ướctính đạt tới 1000 năm tuổi). Trong quá trình khảo sát, có thể phát hiện thấy nhiềucây mầm tái sinh dưới tán rừng rậm rạp ở Cổng Trời song chúng không tồn tại quá5-6 năm trong điều kiện như vậy. Có thể gặp nhiều cây mầm tái sinh trong cáckhoảng trống hoặc bên cạnh đường mới mở trong rừng rậm. Cây tái sinh thườnggặp nhất ở độ tuổi 1 - 5 mà hiếm thấy những cây có đường kính từ 10 đến 20 cm,chứng tỏ chúng thiếu các thế hệ trung gian. Do sinh trưởng chậm, đời sống kéo dàitới hàng trăm năm và điều kiện sống trước đây hầu như không thay đổi nên cáccây thông hai lá dẹt đã theo nhau tồn tại. Ngày nay, rừng đang ngày bị thu hẹp, bịtàn phá, số lượng cây cá thể bị giảm nghiêm trọng trong khi số lượng cây tái sinhrất thiếu, nên việc duy trì các rừng thông hai lá dẹt tồn tại lâu dài trong trạng tháirừng tự nhiên có diện tích hẹp và bị chia cắt, với tổ thành loài cây ổn định nhưhiện nay đang còn là câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu.Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra với loài thông năm lá Đà Lạt (Pinusdalatensis). Còn thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis) và thông Pà Cò (Pinuskwangtungensis) lại ở trong tình trạng khác hẳn. Hai quần thụ thuỷ tùng cuối cùngcòn lại ở Trấp Ksor và Ea H’Leo (Đắc Lắc) đều chỉ cho hạt bất thụ mà hiện naychưa rõ lý do và vì vậy không tìm thấy cây tái sinh bằng hạt. Quần thụ vài chụccây thông Pà Cò sống trong hoàn cảnh đặc biệt khắc nghiệt trên đỉnh núi đá vôiHoà Bình cũng đã không thấy cây tái sinh và vì vậy đã đẩy chúng đứng trước nguycơ tuyệt chủng.Tái sinh là biện pháp duy nhất để cây rừng tồn tại trong tự nhiên. Tái sinh tự nhiênkém hoặc môi trường liên tục bị tàn phá làm tổn hại đến cây tái sinh là một trongnhững nguyên nhân đẩy loài cây vào tình trạng bị đe doạ như hiện nay. Do có đờisống dài ngày nên các cây có thể tồn tại như những cây trưởng thành hoặc cácquần thể trưởng thành song không có tái sinh. Bề ngoài tưởng chừng như quần thểvẫn sống song thực chất chúng đang đi đến bước diệt vong.2.2. Cạnh tranh.Sến mật (Madhuca paquieri) là một trong số 4 loài tứ thiết nổi tiếng, hiện đangđược quy hoạch bảo tồn tại Khu bảo tồn sến mật Tam Quy (H à Trung, ThanhHoá). Trên diện tích 350 ha của khu bảo tồn thì có tới 178 ha rừng sến mật gầnnhư thuần loại đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng đối với cây sến mật ở đâythì khó khăn lớn nhất lại chính là một số vấn đề cần giải quyết về mặt lâm sinh, cụthể là vấn đề cạnh tranh. Tại khu rừng sến Tam Quy, ngoài sến mật là loài câychính còn có thể gặp một số loài cây khác, với tỷ lệ thấp mà đáng lưu ý nhất chínhlà lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv.). Lim xanh sinh trưởng rất mạnh, tái sinhtự nhiên dễ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: