Danh mục

Nghiên cứu khoa học Một số ý kiến đề xuất về công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý vùng đệm hiện nay ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.31 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,500 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HIện nay ở Việt Nam có nhiều cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ hoặc một phần nhiệm vụ quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong vùng đệm, dẫn tới có sự chồng chéo về nhiệm vụ và quyền hạn, gây nên sự lẫn lộn và không rõ ràng giữa tất cả các bên liên quan. Bài báo này đề cập đến vấn đề cấp thiêt hiện nay là phải xây dựng những tiêu chí để xác định và quy hoạch vùng đệm, cơ sở để xây dựng dự án đầu tư vùng đệm và thiết lập Ban...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Một số ý kiến đề xuất về công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý vùng đệm hiện nay ở Việt Nam"Một số ý kiến đề xuất về công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý vùng đệm hiệnnay ở Việt Nam Võ Nguyên HuânViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamHIện nay ở Việt Nam có nhiều cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ hoặc một phầnnhiệm vụ quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong vùng đệm, dẫn tới có sự chồngchéo về nhiệm vụ và quyền hạn, gây nên sự lẫn lộn và không rõ ràng giữa tất cảcác bên liên quan. Bài báo này đề cập đến vấn đề cấp thiêt hiện nay là phải xâydựng những tiêu chí để xác định và quy hoạch vùng đệm, cơ sở để xây dựng dự ánđầu tư vùng đệm và thiết lập Ban quản lý dự án để phối hợp hoạt động giữa cácbên liên quan trong công tác quản lý vùng đệm. 1. Những tiêu chí để xác định và quy hoạch vùng đệm.Xây dựng vùng đệm nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xãhội. Một số vấn đề được đặt ra ở đây là: những khu bảo tồn nào thì cần xây dựngvùng đệm? Nếu có vùng đệm thì vị trí vùng đệm ở đâu? Quy mô vùng đệm nhưthế nào?…Đó là những tiêu chí để xác định và quy hoạch vùng đệm. Vấn đề nàychúng tôi có các khuyến nghị sau:- Những KBT cần các dự án phát triển vùng đệm.+ Tất cả các vườn quốc gia+Những KBT chịu nhiều áp lực của dân số.Theo khuyến nghị này thì những KBT không có hoặc ít có áp lực dân số, nhữngKBT mà quy mô diện tích quá nhỏ thì chưa cần có dự án phát triển vùng đệm.- Ví trí vùng đệm: vùng đệm là vùng nằm ngoài liền kề KBT và bao quanh KBT.- Ranh giới vùng đệm: có ranh giới phía bên trong và ranh giới phía bên ngoàivùng đệm.Ranh giới phía bên trong vùng đệm là ranh giới giữa KBT và vùng đất bao quanhKBT.Ranh giới phía bên ngoài vùng đệm là ranh giới giữa vùng đất bao quanh KBT vớivùng đất không trực tiếp bao quanh KBT, ranh giới đó được xác định bởi các mốctự nhiên hoặc do con người tạo ra như: vách núi, đường mòn, đường ôtô, đườngsắt, đường sông, các con suối, hồ chứa nước…- Quy mô vùng đệm: quy mô vùng đệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:+ Mục tiêu KBT và mục tiêu phát triển vùng đệm.+ Khả năng đất đai.+ Hệ thống sử dụng đất truyền thống (chẳng hạn như canh tác luân canh nương rẫycần có diện tích vùng đệm lớn).+ Số lượng loài và những hệ sinh thái cần được bảo vệ trong KBT (chẳng hạn cácloài thú lớn cần một không gian mở rộng để sinh sống thì diện tích vùng đệm phảilớn).+ Tính đa dạng sinh học của vùng đệm.+ áplực dân số lên tài nguyên KBT (áp lực dân số lớn thì vùng đệm phải lớn hoặcphải có qui định chặt chẽ hơn).+ Kết quả đàm phán giữa các bên tham gia quản lý vùng đệm (KBT, chính quyềnđịa phương, cộng đồng…).+ Nguồn tài chính đầu tư cho vùng đệm.- Tính khả thi về sinh thái:Có một số loài thực vật và động vật được phân bố rộng, vì vậy vùng đệm có thể làmột phần mở rộng của hệ sinh thái hoặc có chức năng như một hành lang cho sựdi cư các loài- Tính khả thi về kinh tế:Thiết lập một vùng đệm để bảo vệ tốt hơn KBT có lợi ích xã hội và giá trị môitrường to lớn. Tính khả thi về kinh tế của một vùng đệm được đánh giá trên cơ sởnhững chi phí và lợi ích của việc thiết lập vùng đệm và so sánh kết quả với trườnghợp mà vùng đệm không được thiết lập.2.Vai trò và trách nhiệm trong tương lai của các bên có liên quan, mối quanhệ hợp tác theo chiều ngang và chiều dọc trong quản lý vùng đệm và KBT.Kết hợp giữa ngành (theo chiều dọc) và lãnh thổ (theo chiều ngang) là nguyên tắcquan trọng của quản lý kinh tế. Sự kết hợp đó là do thống nhất hai mặt của phâncông lao động xã hội: phân công lao động theo ngành gắn liền với phân công laođộng theo lãnh thổ. Sự kết hợp đó là yếu tố khách quan, là yêu cầu thường xuyênvà lâu dài của quản lý kinh tế – xã hội. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtcàng cao, thì việc tổ chức sản xuất lãnh thổ càng phức tạp, yêu cầu kết hợp giữangành và lãnh thổ càng trở nên cấp thiết.Sự kết hợp này làm cho việc bố trí phát triển của ngành phù hợp với yêu cầu pháttriển của vùng, tạo khả năng của vùng có thể tác động đến sự phát triển của ngành.Nó không chỉ làm cho các ngành trong vùng kết hợp với nhau thành một tổng thểsản xuất, hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, mà còn tạo điều kiện cho hoạt độngcủa các ngành chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp trong vùng.Thực tế ở nhiều địa phương đã chỉ ra rằng nếu sự kết hợp giữa ngành và lãnh thổkhông thực hiện tốt thì không chỉ gây lãng phí trong sử dụng tài nguyên, đất đai,hạn chế hiệu quả đầu tư, gây mất cân đối nghiêm trọng trong sản xuất và đời sống,mà còn gây nên tình trạng trì trệ, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuấttrong vùng. Do đó, thực hiện tốt việc liên kết giữa ngành và lãnh thổ trong phâncông sản xuất (cân đối lãnh thổ), trong tổ chức đời sống dân cư là hết sức cần thiếtvà là một tất yếu khách quan.Sự kết hợp theo ngành và lãnh thổ trong quản lý KBT và vùng đệm là sự kết hợpgiữa các bên liên quan gồm chính quyền địa phương các cấp, ban quản lý KBT,các lâm trường, trạm, trại lâm nghiệp….trong quản lý rừng và đất rừng. Tuy rằngcác bên liên quan có trách nhiệm và quyền hạn khác nhau, nhưng nếu họ hoạtđộng riêng rẽ thì chắc chắn mục tiêu bảo tồn và phát triển sẽ không thể đạt đượcmột cách trọn vẹn, mà cần có mối quan hệ bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồntài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng.Để có mối quan hệ hợp tác tốt trong việc quản lý KBT và vùng đệm, các bên liênquan cần bàn bạc để xác định những vấn đề sau:Phải xác định rõ ranh giới rừng và đất rừng thuộc quyền sử dụng của các thànhphần kinh tế khác nhau trong vùng đệm. Chủ rừng phải đăng ký với cơ quan quảnlý Nhà nước về rừng ở cấp hành chính thấp nhất.Lập hồ sơ quản lý rừng và đất rừng rõ ràng, thống nhất.Chủ rừng phải thực thi kế hoạch quản lý rừng bền vững.Xác định rõ ràng chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên có liên quan.Xác định rõ lợi ích của mỗi bên liên quan.Thỏa thuận về các ưu tiên tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: