Danh mục

Nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ RỪNG Ở VIỆT NAM

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.62 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường như điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ RỪNG Ở VIỆT NAM " NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ RỪNG Ở VIỆT NAM Vũ Tấn Phương Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người v à đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp v ào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường như điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước v à hạn chế lũ lụt. Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng v à xuất hiện bất thường của những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và nguy cơ sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại lớn trên phạm vi toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Trên phương diện quốc tế, việc xem xét đánh giá giá trị của rừng được nhìn nhận theo quan điểm “Tổng giá trị kinh tế”. Nghĩa là giá trị của rừng bao gồm các lợi ích trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản v à môi trường như các chức năng sinh thái của rừng trong việc điều hòa khí hậu, kiểm soát xói mòn và lũ lụt, bảo tồn đa dạng sinh học, vẻ đẹp cảnh quan, v.v (Pear 1990). Ở Việt Nam, trước đây việc xem xét vai trò và giá trị của rừng thường chỉ đề cập đến các lợi ích kinh tế có được từ việc khai thác gỗ, củi. Tuy nhiên, quan niệm này đang được thay đổi và giá trị của rừng đang ngày càng được nhìn nhận một cách đầy đủ v à toàn diện hơn. Điều này thể hiện là giá rừng lần đầu tiên được đề cập trong Luật Bảo vệ v à Phát triển rừng 2004. Theo đó, giá trị của rừng được hiểu là giá trị các lợi ích về lâm sản và môi trường. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng v à hội nhập quốc tế sâu rộng, quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam đang đặt ra các nhu cầu khách quan v à cấp bách về định giá rừng cho các mục đích như: cho thuê rừng, giao rừng, tính tiền sử dụng rừng, giá trị góp vốn của doanh nghiệp, tiền bồi thường do chuyển đổi mục đích, phá hoại rừng v à xây dựng các cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, việc xem xét đánh giá v à xác định giá rừng còn nhiều khó khăn v à bất cập bởi các lý do sau:  Quan điểm về giá trị rừng còn hạn chế, do chưa coi giá trị và dịch vụ môi trường của rừng là một loại sản phẩm “đặc biệt” của rừng;  Chưa có phương pháp định giá rừng và cơ sở cho xây dựng khung giá rừng;  Thiếu cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về tiền tệ hóa giá trị rừng, đánh giá thành quả lao động của ngành lâm nghiệp, điều chỉnh cơ chế phân phối lợi ích do rừng tạo ra, tạo nguồn tài chính bền vững cho quản lý. Nhằm góp phần giải quyết các thiếu hụt trên, đề tài “Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam” được đề xuất thực hiện. Kết quả thực hiện đề tài là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các khung pháp lý liên quan đến định giá rừng và thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ v à rừng đặc dụng tại một số điểm điển hình đại diện cho 3 miền Bắc, Trung và Nam. Với rừng sản xuất, nghiên cứu tiến hành tại Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Bình Định v à Gia Lai trên các đối tượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên (theo các trạng thái giàu, trung bình, nghèo và phục hồi) v à rừng sản xuất là rừng trồng với các loài cây trồng chủ yếu hiện nay là các loài keo, bạch đàn urophylla, thông nhựa v à thông mã vĩ. Với rừng phòng hộ, nghiên cứu tập trung vào rừng phòng hộ đầu nguồn tại lưu vực sông Cầu, sông Bồ và sông Ba. Rừng đặc dụng được nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Chế tạo – Nà Khẩu, vườn quốc gia Bạch Mã và vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Với các loại rừng ở các địa điểm nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu xác định giá tài sản lâm sản (cây đứng); giá quyền sử dụng rừng với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng v à rừng sản xuất là rừng tự nhiên và giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Một số giá trị môi trường cũng được nghiên cứu gồm giá trị phòng hộ đầu nguồn (bảo vệ đất và điều tiết nước); cảnh quan v à hấp thụ các bon. Quan điểm và phương pháp tiếp cận của đề tài là kế thừa v à vận dụng hệ thống phương pháp luận quốc tế v à các kết quả nghiên cứu đã có; tiếp cận theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực (lâm nghiệp, kinh tế môi trường, thủy văn) tron ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: