Danh mục

Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Tre lấy măng

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.70 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên thế giới có tới 1250 loài Tre trúc thuộc 75 chi khác nhau, chúng phân bố ở hầu hết các vùng khí hậu (nhiệt đới, ôn đới, á nhiệt đới); từ độ cao ngang mực nước biển đến độ cao 4000m như ở sườn dãy núi Hymalaya. Phần lớn các loài Tre trúc quan trọng đều phân bố trên diện tích rộng ở các nước châu á . Tre trúc gắn bó mật thiết với cuộc sống của người nông dân Việt Nam bởi rất nhiều công dụng của nó. Theo Bộ thực vật chí Đông Dương (Le...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Tre lấy măng "Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Tre lấy măngLê Quang Liên và Nguyễn Danh MinhTrung tâm NC thực nghiệm Lâm sinh Cầu HaiViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTrên thế giới có tới 1250 loài Tre trúc thuộc 75 chi khác nhau, chúng phân bố ởhầu hết các vùng khí hậu (nhiệt đới, ôn đới, á nhiệt đới); từ độ cao ngang mựcnước biển đến độ cao 4000m như ở sườn dãy núi Hymalaya. Phần lớn các loài Tretrúc quan trọng đều phân bố trên diện tích rộng ở các nước châu á . Tre trúc gắn bómật thiết với cuộc sống của người nông dân Việt Nam bởi rất nhiều công dụng củanó.Theo Bộ thực vật chí Đông Dương (Le Comte) thì Việt Nam có 61 loài Tre trúckhác nhau thuộc 31 chi. Các tài liệu điều tra của Phan Kế Lộc, Vũ Văn Dũng(1976) thì riêng ở miền bắc Việt Nam các tác giả đã thống kê được 45 loài thuộc15 chi Tre trúc khác nhau. Vùng Trung tâm có khí hậu nhiệt đới mưa mùa cũngchính là cái nôi phân bố của Tre trúc. Chỉ tính riêng vùng Sông Lô, sông Gâm,sông Chảy cũng đã có 33 loài Tre trúc thuộc 6 chi (Ban thực vật chí miền bắc,Tổng cục lâm nghiệp - 1974).Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tre trúc. ở Trung Quốccũng có nhiều công trình nghiên cứu về Tre trúc (Tre Bát Độ, Tre lục trúc, Tremao trúc, Tre cúc trúc) và họ có nhiều nhà máy chế biến Tre trúc và măng.ở Việt Nam, nghiên cứu về Tre trúc được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ60. Từ năm 1986 trở lại đây, các loài Tre trúc được gây trồng với qui mô diện tíchlớn để đáp ứng nhu cầu như làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy, các mặt hàngxuất khẩu .v.v. Ngoài việc sử dụng thân cây, măng của các loài Tre lại là một loạithực phẩm, đây xem như một loại rau sạch, ăn ngon có giá trị phục vụ thị trườngnội địa và xuất khẩu; năm1995, một số vùng đã trồng Tre để lấy măng nhưng phầnlớn là trồng các loài Tre của Đài Loan, Trung Quốc. Việt Nam cũng có rất nhiềuloài Tre măng ăn ngon, gây trồng chúng để kinh doanh măng là yêu cầu của sảnxuất đặt ra.I. Phương pháp nghiên cứu1. Phương pháp thu thập số liệu- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nguồn tài liệu từ các báo cáo khoa học, tạp chívề Tre trúc đã được công bố; các tài liệu về đất đai, điều kiện tự nhiên kinh tế xãhội trong vùng.- Phương pháp sinh thái thực nghiệm: Kết hợp nghiên cứu ở vườn ươm với trênrừng, giữa số liệu và quan sát nhận xét. Lập các ô thí nghiệm thu thập số liệu, mỗiloài 4 ô, mỗi ô 30 búi lặp lại 3 lần. Trong các ô thu thập số liệu theo nội dungnghiên cứu.2. Phương pháp xử lý số liệu- Phương pháp phân tích tổng hợp.- Phương pháp xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Excel.3. Phương pháp điều tra khảo sátTiến hành khảo sát mô hình trồng Tre Đài Loan ở Tân Yên (Bắc giang); Tre tàu ởBình Phú (Bình Phước); Tre Mạnh Tông tại Tân Lộc (Đồng Nai) để kinh doanhmăng.4. Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu là 2 loài Tre: Luồng và Tre gầyII. Kết quả nghiên cứu1. Đặc điểm cây luồngLuồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) thuộc họ Phụ Tre trúcBambusoideae, bộ Hoà thảo ( Graminales) là loài Tre phát triển theo cụm.Luồng thân thẳng tròn đều độ thon nhỏ, nhiều cành, cành không có gai, nên tiệnviệc sản xuất giống bằng cành. Đường kính thân cây từ 8 - 12cm, chiều dài từ 18 -20m trọng lượng tươi từ 40 - 50kg, cá biệt có cây nặng trên 70kg. Cây luồng cứngrắn, tỉ lệ xenlulô khá cao (46,5% ở đoạn gốc, 57,7% ở đoạn giữa v à đoạn ngọn).Giá trị cây luồng không dừng ở việc làm vật liệu xây dựng mà còn sử dụng làmnguyên liệu giấy, tơ nhân tạo, ván sàn trang trí nội thất, chiếu xuất khẩu .v.v.Măng của luồng ăn ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao (tính theo % chất khô).Đường tổng số 20,7%, đạm tổng số 3,10%, protit 19,37%, acid amin 2,10% ,xenlulô 28%, Vitamin C 167,20( tính theo mg/100g)Luồng sinh trưởng phát triển nhanh, sau khi trồng 5 năm bắt đầu cho thu sảnphẩm, thời gian thu hoạch sản phẩm kéo dài 40 - 50 năm liền. Đây là loài câytrồng 1 lần cho thu hoạch nhiều lần theo phương thức khai thác chọn, chỉ khai tháccây trên 3 tuổi, cây 1, 2 năm tuổi phải giữ lại để tiếp tục sinh măng, sinh cây(thường khai thác cường độ 30% trữ lượng rừng). Chu kỳ khai thác ngắn (1 - 2năm / lần). Lượng khai thác từ 1200 - 1400cây /ha.Trước đây việc phát triển gây trồng Tre nói chung và Tre luồng nói riêng giốngtrồng bằng gốc là chủ yếu. Những năm gần đây (1986 - 1990) tại Trung tâmNghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai đã thành công về tạo giống luồngbằng phương pháp chiết cành có bọc nilon. Nếu cây luồng chọn để lấy măng thìnguồn giống đủ đáp ứng. Đối với cây luồng hiện nay còn tồn tại là giá của măngluồng rất thấp (0,9 USD/kg tươi) so với giá măng của một số loài Tre khác nhưmăng Tre Đài Loan (4 USD/kg tươi).2. Đặc điểm Tre gầyTre gầy có tên khoa học là Dendrocalamus sp., thuộc họ phụ Tre trúc(Bambusoideae), bộ Hoà thảo (Graminales), tên địa phương: Tre gầy (Kinh), mạythóc (Tày - Na Hang, Tuyên Quang và Bắc Thái)Đây là loài Tre ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: