Danh mục

Nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS) Ở ĐÔNG NAM BỘ BẰNG CHỈ THỊ RAPD VÀ SSR

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.57 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,500 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đa dạng di truyền giữa 100 cá thể vô tính Keo lá tràm trồng ở Đông Nam bộ đã được tiến hành bằng 33 cặp mồi SSR và 12 mồi RAPD. Kết quả cho thấy biến động di truyền giữa các cá thể là thấp. Kết quả phân tích bằng các mồi RAPD và SSR bằng phần mềm POPGENE cho thấy các cá thể nghiên cứu có thể được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 gồm cá thể số 70 và 71 (QLD). Nhóm 2 gồm 98 cá thể còn lại. Trong nhóm 2 lại được chia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS) Ở ĐÔNG NAM BỘ BẰNG CHỈ THỊ RAPD VÀ SSR " NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS) Ở ĐÔNG NAM BỘ BẰNG CHỈ THỊ RAPD VÀ SSR Vương Đình Tuấn Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM T ẮT Nghiên cứu đa dạng di truyền giữa 100 cá thể vô tính Keo lá tràm trồng ở Đông Nam bộ đã được tiếnhành bằng 33 cặp mồi SSR v à 12 mồi RAPD. Kết quả cho thấy biến động di truyền giữa các cá thể là thấp.Kết quả phân tích bằng các mồi RAPD và SSR bằng phần mềm POPGENE cho thấy các cá thể nghiên cứucó thể được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 gồm cá thể số 70 v à 71 (QLD). Nhóm 2 gồm 98 cá thể còn lại.Trong nhóm 2 lại được chia thành 2 nhóm phụ. Các cá thể có nguồn gốc từ Queensland nằm trong nhóm 1và nhóm phụ 2b, trong khi các cá thể có nguồn gốc từ Thái Lan nằm trong nhóm phụ 2a. Các cá thể 43, 44,57 và 58 có chỉ số tương đồng thấp lại được ghi nhận tăng trưởng tốt có thể được chọn làm vật liệu lai tạo. T ừ khóa: Chỉ thị phân tử RAPD, SSR, đa dạng di truyền, Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn. Ex. Benth) còn được gọi là Tràm bông vàng, là loài cây mọcnhanh có xuất xứ từ Australia, Papua, New Guinea v à Indonesia. Keo lá tràm được du nhập v ào Việt Namtừ những năm 60 của thế kỉ XX, với mục đích chủ yếu là cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất giấy, làmđồ trang trí nội thất, làm than củi,.... Hiện nay, Keo lá tràm được trồng trên hầu hết các tỉnh ở nước ta,nhưng phổ biến là ở các tỉnh miền Trung v à vùng Đông Nam Bộ. Keo lá tràm đóng góp một cách có ý nghĩatrong ngành công nghiệp sản xuất giấy, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ v à góp phần cải thiện thunhập của nông dân trồng rừng ở nước ta. Vì v ậy việc chọn giống Keo lá tràm có năng suất, chất lượng cao,chống chịu sâu bệnh là một đòi hỏi hết sức cấp thiết đặt ra cho ngành Lâm nghiệp. Hiện nay nghiên cứu chọn giống Keo lá tràm ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành theo kỹ thuật chọn tạotruyền thống. Vật liệu chọn làm bố mẹ thường được dựa trên những đánh giá về kiểu hình hay về một sốđặc điểm sinh học. Chọn lọc cặp lai theo cách này có nhược điểm là chưa phản ánh đúng bản chất di truyềncủa cá thể. Vì thế, khó có thể đạt mục tiêu tạo giống. Kỹ thuật đánh giá mối quan hệ di truyền của cây trồngnói chung và một số loài keo nói riêng bằng các chỉ thị phân tử đã được nghiên cứu từ v ài thập niên trở lạiđây và đã chỉ ra rằng một số chỉ thị có thể được sử dụng một cách hữu hiệu trong xác định quan hệ ditruyền của các cá thể nghiên cứu. Nanda và cộng sự (2004) đã dùng 40 mồi RAPD để nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 6 loài keo vàghi nhận có sự biến động cao (70%) về mặt di truyền giữa các loài. Sự tương đồng giữa A. auriculiformis v àA. concinna là 28%. Các tác giả cũng ghi nhận có mối quan hệ rất gần gũi về mặt di truyền giữa các cá thểtrong cùng quần thể. W idyatomoko và Shiraishi (2001) đã chọn được 8 chỉ thị trong số 24 chỉ thị RAPD sử dụng để phân biệtAcacia auriculiformis và A. Mangium. Josiah và cộng sự (2008) đã nghiên cứu biến động di truyền của quầnthể Acacia senegal bằng 10 mồi RAPD và 5 mồi ISSR. Các tác giả đã ghi nhận 55 phân đoạn đa hình. Sốphân đoạn trung bình là 3,6 trên cặp RAPD + ISSR và ghi nhận khoảng 86% biến động di truyền hiện diệnbên trong quần thể và điều kiện địa lý cũng góp phần vào những biến động này. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu mối quan hệ di truyền của các cá thể Keo lá tràm (Acaciaauriculiformis) trồng ở vùng Đông Nam Bộ. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu nghiên cứu 13 Một trăm cá thể vô tính Keo lá tràm do Trung tâm Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ trồng khảo nghiệmtại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương được dùng để tách ADN. Các cá thể nghiêncứu gồm 32 cá thể (23; 71b; 131; 132; 133; 135; 136; 137; 138; 140; 142; 144; 145; 147; 148; 150; 151; 152;158; 159; 162; 163; 166; 167; 168; 169; 170; 172; 175; 176; 177; 178 thuộc v ườn giống ở Sakaerat, TháiLan (viết tắt là ThL); số 68 cá thể còn lại có nguồn gốc từ Queensland (viết tắt là QLD,Úc). Các cá thể này(1; 1b; 1c; 1f; 1k; 2; 3; 4; 5; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 16; 18; 19; 25; 26; 29; 30; 31; 32; 33; 34; 36; 38; 41;43; 44; 47; 50; 51; 56; 57; 58; 60; 61; 64; 65; 67; 70; 71; 72; 73; 76; 78; 81; 82; 83; 84; 85; 86; 87; 88; 89; 91;92; 94; 97; 99; 100; 103; 104) được trồng năm 2001. Bảng 1. Danh sách mồi microsatellites (SSR) T ên mồi T rình tự nucleotide (5 - 3) Đoạn lặp lại TT Những mồi có đoạn lặp lại là 2 nucleotides CCACCCGTTACC ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: