Danh mục

Nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ ĐIỀU TRA CÂY RIÊNG LẺ VỚI ĐƯỜNG KÍNH GỐC, LÀM CƠ SỞ TRUY TÌM THỂ TÍCH NHỮNG CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) BỊ MẤT Ở RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI HÀM YÊN, TUYÊN QUANG

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.40 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Keo tai tượng là loài cây gỗ nhỡ, sinh trưởng nhanh, được trồng với sốlượng lớn tại Hàm Yên – Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa cácnhân tố điều tra thân cây với đường kính gốc cho thấy: giữa đường kính ngangngực với đường kính gốc tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ (R 0,9), giữa chiều caovới đường kính gốc cũng như đường kính ngang ngực có mối quan hệ ở mức chặt(R 0,7), thể tích thân cây quan hệ rất chặt chẽ với đường kính gốc cây (R 0,9).Kết quả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ ĐIỀU TRA CÂY RIÊNG LẺ VỚI ĐƯỜNG KÍNH GỐC, LÀM CƠ SỞ TRUY TÌM THỂ TÍCH NHỮNG CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) BỊ MẤT Ở RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI HÀM YÊN, TUYÊN QUANG " Nghiên cứu khoa họcNGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁCNHÂN TỐ ĐIỀU TRA CÂY RIÊNG LẺ VỚI ĐƯỜNG KÍNH GỐC, LÀM CƠ SỞ TRUY TÌM THỂ TÍCH NHỮNG CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) BỊ MẤT ỞRỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI HÀM YÊN, TUYÊN QUANGNGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ ĐIỀU TRA CÂY RIÊNG LẺ VỚI ĐƯỜNG KÍNH GỐC, LÀM CƠ SỞ TRUY TÌM THỂ TÍCH NHỮNG CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) BỊ MẤT Ở RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI HÀM YÊN, TUYÊN QUANG Ngô Thế Long Trường Đại học Hùng Vương - Phú ThọTÓM T ẮT Keo tai tượng là loài cây gỗ nhỡ, sinh trưởng nhanh, được trồng với số lượng lớn tại HàmYên – Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra thân cây với đườngkính gốc cho thấy: giữa đường kính ngang ngực với đường kính gốc tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ(R > 0,9), giữa chiều cao với đường kính gốc cũng như đường kính ngang ngực có mối quan hệ ởmức chặt (R > 0,7), thể tích thân cây quan hệ rất chặt chẽ với đường kính gốc cây (R > 0,9). Kết quảkiểm nghiệm cho phép sử dụng phương trình quan hệ giữa thể tích thân cây với đường kính gốc câyđể truy tìm thể tích những Keo tai tượng bị mất với độ chính xác khá cao (sai số < 5%).T ừ khoá: Keo tai tượng, mối quan hệ, sinh trưởng, thể tích thân cây.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình sinh trưởng v à phát triển, một số cây rừng bị mất đi do nhiều nguyên nhânkhác nhau như: do tỉa thưa, gió bão, sâu bệnh và đặc biệt là bị con người chặt phá. Rừng Keo taitượng được trồng tại khu vực Hàm Yên – Tuyên Quang cũng không tránh khỏi tình trạng này. Một thời gian dài trước đây, việc xác định thể tích những cây bị mất chưa được đặt ra cả về lýluận và thực tiễn điều tra rừng ở Việt Nam. Một số địa phương khi thẩm định những cây rừng bị mấtđã đo đường kính gốc, rồi lấy thể tích một cây cùng loài có cùng đường kính gốc ở gần đó làm thểtích cây bị mất. Những năm gần đây, vấn đề này bước đầu đã được đề cập. Tuy nhiên, những nghiêncứu còn rất nhỏ lẻ, phân tán và chưa đầy đủ cho một loài cây cụ thể. Trong nghiên cứu điều tra sảnlượng rừng, người ta thường bỏ qua không điều tra những cây bị mất, nên không tính được năngsuất thực của rừng để tính toán phương thức trồng và chăm sóc tối ưu. Cùng v ới diễn biến của tài nguyên rừng hiện nay, rừng ngày càng được tổ chức quản lý chặtchẽ hơn nhằm ngăn chặn tệ nạn phá rừng đang ngày một gia tăng thì vấn đề truy tìm thể tích nhữngcây bị mất trở thành cần thiết. Trên thực tế, dấu vết để lại duy nhất của những cây bị mất là đườngkính gốc (D0) nên câu hỏi đặt ra là: có thể từ đường kính gốc tìm ra thể tích hoặc kích thước nhữngcây bị mất hay không? Để góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ giữacác nhân tố điều tra cây riêng lẻ với đường kính gốc, làm cơ sở truy tìm thể tích những cây Keo taitượng (Acacia mangium) bị mất ở rừng trồng thuần loài đều tuổi tại Hàm Yên – Tuyên Quang.ĐỐI TƯỢNG, SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng: là những lâm phần Keo tai tượng trồng thuần loài đều tuổi từ tuổi 4 đến tuổi 10.Đây cũng là đối tượng rừng phổ biến tại khu vực và thường bị khai thác trộm. Số liệu: * Số liệu ô tiêu chuẩn nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp điều tra ÔTC điển hình từtuổi 4 đến tuổi 10, mỗi tuổi điều tra 2 ÔTC, mỗi ÔTC có diện tích 1500m2. Trong mỗi ÔTC tiến hànhđo đếm tất cả những cây có đường kính > 6cm. Các chỉ tiêu đo đếm gồm: Chiều cao vút ngọn (H),đường kính gốc (D0), đường kính cách gốc 1,3m (D1.3). Số liệu điều tra trên các ÔTC sẽ được sử dụngđể nghiên cứu các tương quan giữa D1.3/D0; H/D0 và H/D1.3. * Số liệu cây chặt ngả: Đề tài sử dụng các cây chặt ngả là các cây tiêu chuẩn đã được lựachọn, đại diện cho sinh trưởng của các lâm phần trên khu v ực nghiên cứu. Chúng được sử dụng đểnghiên cứu tương quan giữa V/D0, và kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu. Khái quát tài liệu nàyđược dẫn ở bảng 1. 1 Bảng 1. Tổng hợp tài liệu cây Keo tai tượng chặt ngả Tuổi Số cây chặt ngả TT 1 4 20 2 5 20 3 6 20 4 7 20 5 8 20 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: