![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 126.36 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thực vật rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý gía của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tài nguyên thực vật rừng nước ta mới được nghiên cứu kể từ cuối thế kỷ thứ 19. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực vật rừng nước ta được M. H. Lecomte Nhà thực vật học người Pháp - đã nghiên cứu và công trình ông để lại cho đến nay vẫn hết sức giá trị,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam " Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam Nguyễn Tử Ưởng, Đỗ Văn Bản Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam Thực vật rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý gía của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tài nguyên thực vật rừng nước ta mới được nghiên cứu kể từ cuối thế kỷ thứ 19. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực vật rừng nước ta được M. H. Lecomte - Nhà thực vật học người Pháp - đã nghiên cứu và công trình ông để lại cho đến nay vẫn hết sức giá trị, đó là bộ sách Thực vật chí Đông Dương (Flore général de Lindo-chine). Một số nhà khoa học nổi tiếng từng công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về thực vật rừng như: GS. TS. Thái Văn Trừng có tập sách Thảm thực vật rừng Việt Nam, GS. TS. Đồng Sĩ Hiền về Lập biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Văn Trương về Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng hỗn loại, Ks. Trần Ngũ Phương về Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, PGS. TS. Nguyễn Đình Hưng về Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ một số loài cây gỗ ở Việt Nam để định loại theo các đặc điểm thô đại và hiển vi,... Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình khác có giá trị về mặt khoa học, thiết thực cho sản xuất do các nhà khoa học trong và ngoài Viện hiện nay, trong và ngoài lĩnh vực lâm nghiệp thực hiện. Kế tục sự nghiệp nghiên cứu thực vật rừng của Nha khảo cứu nông lâm (Thập kỷ 50) và Ban thực vật chí trực thuộc Tổng cục lâm nghiệp và Tổ thực vật trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp (Thập kỷ 60), Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng (TNTVR) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay (tiền thân là Phòng nghiên cứu gỗ (1961)) được thành lập năm 1989 với chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc tính cơ bản và giá trị sử dụng của các loại tài nguyên thực vật rừng và đánh giá giá trị và xác định hướng sử dụng các loại tài nguyên đó. Từ đó đến nay, Phòng nghiên cứu TNTVR đã là đầu mối hoặc cộng tác nghiên cứu với các đơn vị khác trong và ngoài ngành Lâm nghiệp có liên quan đến tài nguyên thực vật, cây lấy gỗ và các lâm sản khác. Là thành viên của Hội giải phẫu gỗ thế giới và cộng tác viên Chương trình tài nguyên thực vật Đông Nam á (PROSEA), Phòng nghiên cứu TNTVR đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu tài nguyên thực vật trong khu vực và thế giới. Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện với kết quả cao, trong đó có đề tài cấp Nhà nước (1991-1995) Nghiên cứu giá trị tài nguyên của các loại thực vật rừng chủ yếu, chọn và phát triển một số loài cây đặc sản mới có giá trị đáp ứng yêu cầu thị trường và xuất khẩu đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá là xuất sắc. Tài sản vô giá đã tích luỹ được trong cả một thời gian dài là phòng tiêu bản có khoảng 1000 loài thực vật, trong đó có hơn 700 loài thực vật thân gỗ thuộc khoảng100 họ thực vật khác nhau, gần 100 loài tre trong tổng số khoảng 150 loài tre ở nước ta và hơn 100 loài thực vật đặc sản và cây thuốc khác. Tên khoa học của hơn 800 loài thực vật trong bộ sưu tập đã được giám định và kiểm tra. Phòng tiêu bản thực vật là một cở sở vật chất rất quý và không thể thiếu trong công tác nghiên cứu khoa học lâm nghiệp, đào tạo cũng như giám định đối chiếu mẫu. Tuy nhiên, với số lượng tiêu bản nói trên thì phòng tiêu bản vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, nhưng giá trị lớn nhất ở đây là sự phong phú về số lượng loài cây gỗ, tre nứa có đầy đủ tiêu bản thực vật và mẫu gỗ. ở Việt Nam có thể xếp phòng tiêu bản này vào loại phòng tiêu bản về cây gỗ lớn nhất và nó tương đương với một số phòng tiêu bản của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong kho tài sản hơn 700 loài thực vật thân gỗ này đã có 353 loài cây gỗ chủ yếu đã được nghiên cứu các tính chất cơ bản về cơ học và vật lý (Người Pháp nghiên cứu cho cả Đông Dương được 71 loài). Đến nay đã có 152 loài được nghiên cứu cấu tạo hiển vi và hơn 240 loài được nghiên cứu cấu tạo thô đại và các kết quả nghiên cứu đã được lập khoá tra để nhận biết nhanh gỗ và định loại. Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng để đánh giá giá trị của nguồn tài nguyên cây gỗ, làm căn cứ để giám định loài, phân loại gỗ. Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin, Phòng nghiên cứu TNTVR đã tự xây dựng một số chương trình máy tính để quản lý kết quả nghiên cứu và giảm thiểu thời gian khi tra cứu, tổng hợp thông tin như chương trình khoá tra định loại gỗ bằng mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi, chương trình quản lý dữ liệu về cây gỗ, chương trình quản lý dữ liệu về tính chất cơ vật lý của gỗ,... Ngoài việc thực hiện những đề tài nghiên cứu, Phòng nghiên cứu TNTVR đã tham gia biên soạn bảng phân loại gỗ và một số tiêu chuẩn về gỗ; đã đáp ứng yêu cầu giám định, tìm kiếm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam " Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam Nguyễn Tử Ưởng, Đỗ Văn Bản Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam Thực vật rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý gía của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tài nguyên thực vật rừng nước ta mới được nghiên cứu kể từ cuối thế kỷ thứ 19. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực vật rừng nước ta được M. H. Lecomte - Nhà thực vật học người Pháp - đã nghiên cứu và công trình ông để lại cho đến nay vẫn hết sức giá trị, đó là bộ sách Thực vật chí Đông Dương (Flore général de Lindo-chine). Một số nhà khoa học nổi tiếng từng công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về thực vật rừng như: GS. TS. Thái Văn Trừng có tập sách Thảm thực vật rừng Việt Nam, GS. TS. Đồng Sĩ Hiền về Lập biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Văn Trương về Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng hỗn loại, Ks. Trần Ngũ Phương về Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, PGS. TS. Nguyễn Đình Hưng về Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ một số loài cây gỗ ở Việt Nam để định loại theo các đặc điểm thô đại và hiển vi,... Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình khác có giá trị về mặt khoa học, thiết thực cho sản xuất do các nhà khoa học trong và ngoài Viện hiện nay, trong và ngoài lĩnh vực lâm nghiệp thực hiện. Kế tục sự nghiệp nghiên cứu thực vật rừng của Nha khảo cứu nông lâm (Thập kỷ 50) và Ban thực vật chí trực thuộc Tổng cục lâm nghiệp và Tổ thực vật trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp (Thập kỷ 60), Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng (TNTVR) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay (tiền thân là Phòng nghiên cứu gỗ (1961)) được thành lập năm 1989 với chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc tính cơ bản và giá trị sử dụng của các loại tài nguyên thực vật rừng và đánh giá giá trị và xác định hướng sử dụng các loại tài nguyên đó. Từ đó đến nay, Phòng nghiên cứu TNTVR đã là đầu mối hoặc cộng tác nghiên cứu với các đơn vị khác trong và ngoài ngành Lâm nghiệp có liên quan đến tài nguyên thực vật, cây lấy gỗ và các lâm sản khác. Là thành viên của Hội giải phẫu gỗ thế giới và cộng tác viên Chương trình tài nguyên thực vật Đông Nam á (PROSEA), Phòng nghiên cứu TNTVR đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu tài nguyên thực vật trong khu vực và thế giới. Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện với kết quả cao, trong đó có đề tài cấp Nhà nước (1991-1995) Nghiên cứu giá trị tài nguyên của các loại thực vật rừng chủ yếu, chọn và phát triển một số loài cây đặc sản mới có giá trị đáp ứng yêu cầu thị trường và xuất khẩu đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá là xuất sắc. Tài sản vô giá đã tích luỹ được trong cả một thời gian dài là phòng tiêu bản có khoảng 1000 loài thực vật, trong đó có hơn 700 loài thực vật thân gỗ thuộc khoảng100 họ thực vật khác nhau, gần 100 loài tre trong tổng số khoảng 150 loài tre ở nước ta và hơn 100 loài thực vật đặc sản và cây thuốc khác. Tên khoa học của hơn 800 loài thực vật trong bộ sưu tập đã được giám định và kiểm tra. Phòng tiêu bản thực vật là một cở sở vật chất rất quý và không thể thiếu trong công tác nghiên cứu khoa học lâm nghiệp, đào tạo cũng như giám định đối chiếu mẫu. Tuy nhiên, với số lượng tiêu bản nói trên thì phòng tiêu bản vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, nhưng giá trị lớn nhất ở đây là sự phong phú về số lượng loài cây gỗ, tre nứa có đầy đủ tiêu bản thực vật và mẫu gỗ. ở Việt Nam có thể xếp phòng tiêu bản này vào loại phòng tiêu bản về cây gỗ lớn nhất và nó tương đương với một số phòng tiêu bản của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong kho tài sản hơn 700 loài thực vật thân gỗ này đã có 353 loài cây gỗ chủ yếu đã được nghiên cứu các tính chất cơ bản về cơ học và vật lý (Người Pháp nghiên cứu cho cả Đông Dương được 71 loài). Đến nay đã có 152 loài được nghiên cứu cấu tạo hiển vi và hơn 240 loài được nghiên cứu cấu tạo thô đại và các kết quả nghiên cứu đã được lập khoá tra để nhận biết nhanh gỗ và định loại. Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng để đánh giá giá trị của nguồn tài nguyên cây gỗ, làm căn cứ để giám định loài, phân loại gỗ. Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin, Phòng nghiên cứu TNTVR đã tự xây dựng một số chương trình máy tính để quản lý kết quả nghiên cứu và giảm thiểu thời gian khi tra cứu, tổng hợp thông tin như chương trình khoá tra định loại gỗ bằng mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi, chương trình quản lý dữ liệu về cây gỗ, chương trình quản lý dữ liệu về tính chất cơ vật lý của gỗ,... Ngoài việc thực hiện những đề tài nghiên cứu, Phòng nghiên cứu TNTVR đã tham gia biên soạn bảng phân loại gỗ và một số tiêu chuẩn về gỗ; đã đáp ứng yêu cầu giám định, tìm kiếm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm sinh khoa học lâm nghiệp công nghệ rừng kinh tế rừngTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1605 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 509 0 0 -
57 trang 354 0 0
-
33 trang 345 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 286 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 279 0 0 -
95 trang 277 1 0
-
29 trang 239 0 0
-
4 trang 229 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 225 0 0