Danh mục

Nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ UỐN ÉP GỖ KEO LAI

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 650.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để tạo ra các chi tiết cong trong gia công chế biến đồ mộc, biện pháp gia công uốn ép định hình gỗ xẻ có nhiều ưu điểm hơn so với tạo chi tiết công bằng phương pháp xẻ thông thường, chằng hạn như: tiết kiệm gỗ hơn, chi tiết uốn chịu được cường độ lực tác dụng lớn hơn, dễ đánh nhẵn và trang trí bề mặt hơn. Nhằm hạn chế tỉ lệ phục hồi sau khi uốn và tỉ lệ hư hỏng sản phẩm trong quá trình uốn cần phải xác định các thông số công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ UỐN ÉP GỖ KEO LAI "NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ UỐN ÉP GỖ KEO LAIĐặng Đình BôiTrường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí MinhQuách Văn ThiêmTrường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí MinhTÓM TẮT Để tạo ra các chi tiết cong trong gia công chế biến đồ mộc, biện pháp gia công uốn ép định hình gỗ xẻ cónhiều ưu điểm hơn so với tạo chi tiết công bằng phương pháp xẻ thông thường, chằng hạn như: tiết kiệm gỗhơn, chi tiết uốn chịu được cường độ lực tác dụng lớn hơn, dễ đánh nhẵn và trang trí bề mặt hơn. Nhằm hạnchế tỉ lệ phục hồi sau khi uốn và tỉ lệ hư hỏng sản phẩm trong quá trình uốn cần phải xác định các thông sốcông nghệ uốn tối ưu. Nghiên cứu này đã xác định các thông số công nghệ tối ưu cho sản phẩm gỗ xẻ cần uốncó chiều dày 20 mm và bán kính cong cần uốn là 800mm,1000mm và 1400 mm.Từ khóa: Gỗ Keo lai, Tỷ lệ phục hồi độ cong sau uốn, Tỷ lệ hư hỏng khi uốnĐẶT VẤN ĐỀ Ngành gỗ Việt Nam trong những năm qua có tốc độ phát triển cao và là một trong 10 ngành xuất khẩu chủlực của cả nước. Chỉ trong 8 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã tăng gần 11 lần, từ 219triệu USD năm 2000, đã tăng lên khoảng 2,8 tỷ USD năm 2008. Với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ trong nhữngnăm qua; Việt Nam đang khẳng định vị trí số 1 ở khu vực Đông Nam Á về sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Theođịnh hướng phát triển ngành chế biến gỗ của Chính phủ đến năm 2020 giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7 tỷUSD; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản phải trở thành mũi nhọn của kinh tế lâmnghiệp, phát triển theo cơ chế thị trường trên cơ sở công nghệ tiên tiến. Để đáp ứng được những yêu cầu từ thực tiễn sản xuất và đòi hỏi của thị trường việc thiết kế và gia công sảnphẩm ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật chúng ta phải tiết kiệm nguyên liệu. Đồng thời phải đa dạng hóanguồn nguyên liệu và lựa chọn công nghệ vừa đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nhưng phải tiết kiệmnguyên liệu. Trong sản xuất hàng mộc để nâng cao tính thẩm mỹ người ta thường thiết kế những đường cong,lượn... Để gia công các chi tiết này, người ta sử dụng hai phương pháp đó là gia công bằng cưa cắt và uốn épgỗ định hình. Gia công cưa tức là dùng cưa vòng lượn cắt thành chi tiết cong, rồi phay; phương pháp này tiêuhao nguyên liệu nhiều, khó trang sức, cường độ chịu lực của gỗ giảm... Còn phương pháp gia công bằng uốnép có thể nâng cao năng suất, tiết kiệm gỗ, và có thể trực tiếp tạo ra các hình dạng phức tạp… Gỗ Keo Lai là một loài cây rừng trồng mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn hiện nay đang có trữ lượng lớn,được sử dụng nhiều, mang lại hiệu qủa kinh tế cao, và đang được sử dụng nhiều để gia công các loại bàn ghếxuất khẩu... Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng cácthông số công nghệ uốn ép gỗ Keo Lai”VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUVật liệu nghiên cứu Gỗ Keo Lai có độ tuổi khai thác 7 – 10 năm; khu vực phân bố ở một số tỉnh Miền Đông Nam Bộ Kich thước phôi: dài x dày x rộng (460 x 20 x 40)mm. Độ ẩm ban đầu của gỗ 8 ÷ 12%. Sau đó gỗ được đemđi ngâm nước 2 giờ ở nhiệt độ thường; độ ẩm của gỗ sau khi ngâm trong khoảng 21 ÷ 23%. Urê, Nước, hệ thống máy uốn ép gỗ bằng hơi nước, thước dây, thước kẹp, cân điện tử, Máy đo độ ẩm gỗ, tủsấy mẫu gỗ, đồng hồ đo thời gian.Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp giải tích toán học và quy hoạch thực nghiệm. Có thểtóm tắt như sau: Tỷ lệ phục hồi độ cong sau uốn ( RS  RK ).100 C  (1) (%) RK Trong đó: C. tỷ lệ phục hồi độ cong sau uốn Rs. bán kính cong trung bình của mẫu sau uốn Rk. bán kính cong của khuôn Tỷ lệ hư hỏng khi uốn: ( M h ).100 (2) K  (%) Mv Trong đó: K. Tỷ lệ hư hỏng Mh. Số lượng chi tiết bị hư hỏng Mv. Số lượng chi tiết đưa vào uốn 1 Chi tiết hư hỏng là những chi tiết bị ít nhất một trong các dạng sau: đứt thớ gỗ, móp thớ gỗ, nứt dăm bề mặt gỗ, gẫy, dập Ma trận thí nghiệm được lập theo phương án bất biến quay bậc hai của BOX và HUNTER Số thí nghiệm: N = 2k + n + n0 với k < 5 (3) Trong đó: k - là yếu tố nghiên cứu, k = 4 2k - số thí nghiệm ở mức cơ sở n - số thí nghiệm ở mức điểm sao  , n = 2k n0 - số thí nghiệm lặp lại ở tâm, n0 = 7 N = 24 + 8 + 7 = 31 Số thí nghiệm là: Trị số cánh tay đòn:  = 2k/4 = 24/4 = 2 Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm: Áp dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để đánh giámức độ ảnh hưởng của thông số nghiên cứu đến quá trình nghiên cứu chỉ là ngẫu nhiên hay thực sự có ảnhhưởng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: