Danh mục

Nghiên cứu khoa học Nguồn nhân lực và công tác đào tạo của các thành phần tham gia dự án 5 triệu ha rừng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 68.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ trước khi thành lập Bộ NN và PTNT (năm 1995), việc quản lý Nhà nước của ngành lâm nghiệp được sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ Trung ương là Bộ Lâm nghiệp xuống địa phương là các Sở Lâm nghiệp hoặc Sở Nông Lâm. Dưới cấp tỉnh có các Hạt Lâm nghiệp hoặc các Phòng Lâm nghiệp trực thuộc UBND huyện. Tại các xã có rừng có Ban Lâm nghiệp do một Uỷ viên UBND xã phụ trách. Sau khi Bộ NN và PTNT được thành lập, việc quản lý Nhà nước của Bộ không chỉ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Nguồn nhân lực và công tác đào tạo của các thành phần tham gia dự án 5 triệu ha rừng "Nguồn nhân lực và công tác đào tạo của các thành phần tham gia dự án 5 triệu harừngCao Lâm AnhViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTừ trước khi thành lập Bộ NN và PTNT (năm 1995), việc quản lý Nhà nước củangành lâm nghiệp được sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ Trung ương là Bộ Lâmnghiệp xuống địa phương là các Sở Lâm nghiệp hoặc Sở Nông Lâm. Dưới cấptỉnh có các Hạt Lâm nghiệp hoặc các Phòng Lâm nghiệp trực thuộc UBND huyện.Tại các xã có rừng có Ban Lâm nghiệp do một Uỷ viên UBND xã phụ trách. Saukhi Bộ NN và PTNT được thành lập, việc quản lý Nhà nước của Bộ không chỉquản lý một ngành đơn thuần mà quản lý nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên tìnhtrạng thiếu cán bộ lâm n ghiệp là phổ biến ở các địa phương, nhưng việc bổ sungcán bộ lại rất khó khăn, chế độ tiền lương của cán bộ, công nhân viên chức hiện tạiquá thấp lại không có chế độ đãi ngộ ưu tiên, nên không mấy người muốn đến vớingành lâm nghiệp, nhất là công tác trong ngành lâm nghiệp lại ở vùng sâu vùngxa. Đây cũng là một trong những lý do mặc dù ngành lâm nghiệp đã đào tạo đượcnhiều cán bộ, nhưng nhiều người đã tìm cách chuyển sang công tác ở ngành kháchoặc các công việc khác có thu nhập cao hơn.Đối với cấp Trung ương, các cơ quan tham gia Dự án trồng mới 5 triệu ha rừnghầu hết là cán bộ có trình độ đại học và trên đại học có quá trình công tác lâu nămtrong ngành nên có những kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiệnvà nghiên cứu ở tầm vĩ mô, hoạch định chính sách. Mỗi Bộ ngành đều có cán bộchuyên trách đảm nhận công việc nên việc thực hiện dự án 5 triệu ha rừng ở cấpTrung ương nói chung không có vướng mắc lớn. Đối với cấp tỉnh nhiều nơi có cánbộ độ đại học, nhưng nhìn chung còn thiếu về số lượng, và yếu về chất lượng.Trên thực tế, các cơ quan lâm nghiệp đều rất thiếu cán bộ. ở Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (NN và PTNT), ngoài số ít cán bộ lâm nghiệp bố trí ở Chi cụcPhát triển lâm nghiệp (PTLN) hoặc ở Phòng Lâm nghiệp, các phòng ban khác đềukhông có cán bộ lâm nghiệp, thậm chí có tỉnh chỉ có 1 cán bộ lâm nghiệp bố trí ởphòng kỹ thuật của Sở. ở cấp huyện, chỉ có cán bộ lâm nghiệp làm việc tại các hạtKiểm lâm, còn ở Phòng NN và PTNT có nhiều nơi không có cán bộ lâm nghiệp.Số lượng các hộ gia đình tham gia đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng ngàycàng tăng. Những thay đổi này làm cho hệ thống quản lý hành chính cũng phảithay đổi, đặc biệt ở cấp cơ sở. Cần thiết phải bổ sung lực lượng cán bộ lâm nghiệpcấp xã và ưu tiên đào tạo các dịch vụ khuyến lâm nâng cao vai trò của người dântrong sản xuất lâm nghiệp. Cần thiết phải có một cán bộ làm việc trực tiếp tại địabàn cấp xã, với nhiệm vụ giám sát quản lý lâm nghiệp, các dịch vụ khuyến lâmcũng như các công việc thúc đẩy kinh doanh các sản phẩm lâm nghiệp. Các cán bộđịa bàn phải có kiến thức về kỹ thuật quản lý rừng cũng như kiến thức về lĩnh vựckinh tế xã hội.Trình độ và năng lực cán bộ quyết định chất lượng công tác. Nhìn chung, có thểnhận xét đội ngũ cán bộ của ngành như sau:Cấu thành đội ngũ cán bộ ở cấp vĩ mô còn thiếu những cán bộ đầu đàn giỏi chuyênmôn và chưa thích ứng với những đổi mới về chính sách kinh tế trong cơ chế thịtrường. Cán bộ ở cấp vi mô chưa hình thành được đội ngũ giỏi về quản lý và tổchức chỉ đạo nhạy bén với tình hình thực tế của cơ sở. Tuy các đơn vị đã gửi cánbộ đi đào tạo về hành chính, sử dụng máy tính, kỹ thuật lâm nghiệp, các lớp tậphuấn ngắn hạn.. và đã lên kế hoạch công tác đào tạo cho các năm tới. Tuy nhiên,các chương trình đào tạo còn hạn chế kinh phí cho nên chưa đáp ứng đầy đủ về nộidung cũng như số lượng cán bộ đào tạo. Công tác đào tạo của ngành NN và PTNTcó những khó khăn tồn tại sau đây:+ Quy mô đào tạo còn nhỏ, hiệu quả đào tạo của các trường trong ngành còn hạnchế nên chất lượng và số lượng chưa đáp ứng yêu cầu.+ Chưa có chính sách khuyến khích con em lao động ở nông thôn vào học cáctrường trong ngành và khuyến khích về địa bàn nông nghiệp và nông thôn côngtác.+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường tuy gần đây có được Nhà nước quan tâmđầu tư, song còn bất cập so với yêu cầu, nhất là về trang thiết bị học tập.+ Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tuy được quan tâm xây dựng, nhưng vẫntồn tại nguy cơ hụt hẫng. Phương pháp đào tạo chưa đổi mới mạnh mẽ, chủ yếuvẫn giảng dậy theo phương pháp truyền thụ một chiều.+ Công tác đào tạo và bồi dưỡng sau đại học vẫn còn một số thủ tục hành chínhcần phải cải tiến.+ Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước chưa thực sự gắn vớicông tác quy hoạch cán bộ, thực hiện pháp lệnh công chức và cải cách hành chính.+ Ngành, nghề đào tạo khó tuyển sinh, không hấp dẫn người học+ Trình độ văn hoá, chuyên môn của nông dân còn thấp, hoàn cảnh kinh tế nóichung khó khăn, không có đủ tiền cho con em đi học, nhất là những tỉnh miền núivùng sâu vùng xa.+ Theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến năm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: