Danh mục

Nghiên cứu khoa học NHÂN GIỐNG MỘT SÔ LOÀI TRE BẢN ĐỊA Ở TÂY BẮC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 555.52 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ trước tới nay và trong tương lai tài nguyên tre trúc phong phú của nước ta vẫn đóng một vai trò hết sức quan trong trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tây Bắc có hàng chục loài tre cho măng với chất lượng cao. Có loài được coi là đặc sản của vùng Tây Bắc như Mạy lay, Mạy bói, Mạy bó, Mạy hốc…. đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc và là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Nhưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " NHÂN GIỐNG MỘT SÔ LOÀI TRE BẢN ĐỊA Ở TÂY BẮC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM " NHÂN GIỐNG MỘT SÔ LOÀI TRE BẢN ĐỊA Ở TÂY BẮC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM Đinh Công Trình Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ trước tới nay v à trong tương lai tài nguyên tre trúc phong phú của nước ta vẫn đóng một vai trò hếtsức quan trong trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tây Bắc có hàng chục loài tre cho măng với chất lượngcao. Có loài được coi là đặc sản của v ùng Tây Bắc như Mạy lay, Mạy bói, Mạy bó, Mạy hốc…. đã trở thànhmón ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc v à là nguồn thu nhập đáng kểcho các hộ gia đình. Nhưng do tập quán canh tác nên người dân chưa ý thức được việc gây trồng v à cácbiện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất nên nguồn cung cấp măng cho thị trường chủ yếu là lợi dụng từrừng tự nhiên Để giải quyết vấn đề, nhiều nước đã nghiên cứu tuyển chọn một số loài có năng suất cao để gây trồngtập trung thành các vùng nguyên liệu có năng suất v à chất lượng cao, chu kỳ khai thác lâu dài và ổn địnhđiển hình là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Để từng bước giải quyết nhu cầu giống phục vụ cho công táctrồng rừng tập trung thì việc nghiên cứu phương pháp nhân giống vô tính (giâm hom cành) trở nên cần thiết.Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp v ùng Tây Bắc đã tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuậttrồng thâm canh một số loài tre bản địa lấy măng ở Tây Bắc”. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Hai loài tre bản địa cho măng có giá trị cao là Mạy lay, Mạy bói 2. Phương pháp nghiên cứu - Xác định các loài tre cho nghiên cứu bằng phương pháp kế thừa tài liệu, chuyên gia tư vấn và phươngpháp cho điểm. - Khảo sát thu thập kiến thức bản địa cho 2 loài tre nghiên cứu về một số vấn đề sau: Nhu cầu thị trường,thị hiếu v à sở thích của người dân, tình hình gây trồng, thu hái chế biến ở Sơn La bằng phương pháp điềutra nhanh nông thôn (RRA) kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) trongđó sử dụng các công cụ: Phỏng vấn định hướng và bán định hướng. - Phương pháp sinh thái thực nghiệm để nghiên cứu đánh giá khả năng ra rễ của 2 loài tre lấy măng bản địa. - Xử lý số liệu bằng thống kê toán học trong lâm nghiệp với sự trợ giúp của phần mền Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO 1. Điều tra phân bố, sinh thái, hình thái, kiến thức bản địa về kỹ thuật gây trồng, thị trường giá cảmột số loài tre bản địa ở vùng Tây Bắc. a. Xác định 2 loài tre bản địa có giá trị kinh tế cao nhằm đưa vào sản xuất. - Xác định tiêu chí tuyển chọn. - Chất lượng măng ngon, được nhiều người sử dụng. (Rất tốt – tốt– Trung bình – xấu) - Thị trường tiêu thụ. ( Rất chạy - chạy – trung bình – không trao đổi) - Giá cả khi mua bán ( Rất cao – cao – trung bình - thấp) - Khả năng về gây trồng. (Rất dễ - dễ - trung bình – khó) - Năng suất trong gây trồng.(Rất cao – cao - trung bình - thấp). Tương ứng với mỗi cấp trong các chỉ tiêu là điểm: Rất tốt = 4, tốt = 3, trung bình = 2, xấu = 1). Tổng sốđiểm loài cây nào cao nhất thì được lựa chọn: Chỉ tiêu đánh giá Tổng điểm TT Loài cây Khả năng Năng Chất lượng Thị trường Giá cả gây trồng suất Mạy hốc 1 2 2 1 3 4 12 Mạy bói 2 4 4 4 4 3 19 Mạy lay 3 4 4 2 2 2 14 4 Nó Khôm 3 2 2 2 2 11 5 Tre gai 1 1 2 4 4 12 Măng dê 6 2 2 3 2 2 11 Măng nứa 7 2 2 2 1 2 9 Măng giang 8 2 2 2 1 2 9 Từ bảng trên ta xác định được 2 loài có số điểm cao nhất đó là: Mạy Bói, Mạy lay. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: