Danh mục

Nghiên cứu khoa học NHÂN GIỐNG TAI CHUA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.42 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb), ngoài giá trị về gỗ còn được biết đến là loài cây cung cấp quả có vị chua, làm gia vị cho nhiều món ăn truyền thống trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Vì vậy việc tạo ra giống cây Tai chua ghép mang toàn bộ đặc điểm di truyền của cây mẹ (sai quả) lại rút ngắn được thời gian cho quả là một giải pháp cần thiết để cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng và phát triển cây tai chua, từ đó góp phần nâng cao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " NHÂN GIỐNG TAI CHUA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH " NHÂN GIỐNG TAI CHUA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH Đặng Quang Hưng, Nguyễn Bá Triệu, Nguyễn Xuân Nam Trung tâm Ứng dụng KHKT lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I.ĐẶT VẤN ĐỀ. Cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb), ngoài giá trị về gỗ còn được biết đến là loài cây cung cấp quả có vịchua, làm gia vị cho nhiều món ăn truyền thống trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Vì vậy việc tạo ragiống cây Tai chua ghép mang toàn bộ đặc điểm di truyền của cây mẹ (sai quả) lại rút ngắn được thời giancho quả là một giải pháp cần thiết để cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng và phát triển cây tai chua,từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nghiên cứu cho thấy, ngoài phương pháp nhân giống truyền thống bằng hạt, cây Tai chua còn có thểnhân giống bằng phương pháp giâm hom, chiết cành và ghép. Tuy nhiên phương pháp giâm hom cho tỷ lệra rễ thấp, phương pháp chiết cành cũng có tỷ lệ ra rễ thấp lại khó thực hiện v ì các cây mẹ thường cao, to.Phương pháp ghép cành là phương pháp dễ tiến hành, cho tỷ lệ sống tương đối cao, lại vừa tận dụng đượcsức sống trẻ của cây gốc ghép, vừa giữ được đặc điểm di truyền tốt của cành ghép. Trong quá trình triển khai đề tài ”Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấyquả”, nhóm nghiên cứu của đề tài đã chọn được một số cây trội Tai chua có năng suất cao và ổn định đểlàm cây mẹ cung cấp vật liệu giống . II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu ghép: Gốc ghép là cây Tai chua gieo từ hạt 10-12 tháng tuổi D00: 0.7-1,5cm. Cành ghép: đượclấy từ các cây Tai chua mẹ (trội về sản lượng quả) đã được tuyển chọn. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng 3 phương pháp ghép là: ghép nêm, ghép nối tiếp v à ghép áp. Sốlượng cây ghép cho mỗi phương pháp là 30 cây, lặp 3 lần. Thời gian ghép là 4 mùa trong năm.Số liệu thuthập được sử lý bằng phần mềm SPSS và Excel. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng phương pháp ghép và thời vụ ghép tới tỷ lệ sống của cây ghép. Kết quả tổng hợp được ghi ở bảng sau. Bảng 1. Tỷ lệ sống của cây ghép trong các lần thí nghiệm. (%) Thí nghiệm Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 P. Pháp ghép T rung bình Ghép nêm 83,33 80,00 86,67 83,33 Ghép áp 60,00 56,67 63,33 60,00 Vụ xuân Ghép nối tiếp 73,33 76,67 76,67 75,55 Trung bình 72,22 71,11 75,55 72,96 Vụ hè Ghép nêm 53,53 56,67 53,53 54,57 Ghép áp 63,33 66,67 60,00 63,33 Ghép nối tiếp 56,67 53,33 50,00 53,33 Trung bình 57,84 58,89 54,51 57,08 Ghép nêm 80,00 76,67 76,67 77,78 Ghép áp 63,33 56,67 63,33 61,11 Vụ thu Ghép nối tiếp 70,00 73,33 73,330 72,22 Trung bình 71,11 68,89 71,11 70,37 Ghép nêm 70,00 66,67 73,33 70,00 Ghép áp 60,00 63,33 56,67 60,00 Vụ đông Ghép nối tiếp 66,67 66,67 70,00 67,78 Trung bình 65,56 65,55 66,67 65,92 Ghép nêm 71,71 70,00 72,55 71,42 Ghép áp 61,66 60,83 60,83 61,11 T rung bình Ghép nối tiếp 66,66 67,50 67,60 67,22 T rung bình 66,68 66,11 66,96 66,58 Từ kết quả bảng tính toán trên có thể nhận xét sơ bộ như sau: - Trong 4 v ụ ghép thì vụ xuân cho tỷ lệ sống cao hơn (trung bình đạt 72,96%) so với 3 vụ còn lại, vụ có tỷlệ sống thấp nhất là vụ hè (trung bình đạt 57,08%). - Trong 3 phương pháp ghép: phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ sống trung bình cao nhất (đạt 71,42%),phương pháp ghép áp cho kết quả thấp nhất (61,11%). - Tỉ lệ sống giữa 3 lần lặp trong mỗi phương pháp ghép dao động từ 66,11 đến 66,96%. Để xác định chính xác về mặt toán học xem phương pháp nào, v ụ ghép nào thực sự tốt v à có sai khácrõ rệt với các phương pháp và vụ ghép khác không, chúng ta sử dụng phần mềm thống kê SPSS phân tíchcụ thể từng nhân tố. Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ sống của cây ghép - Nhân tố thời vụ ghép v à phương pháp ghép trong các v ụ có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ sống (các giá trịtính toán < 0,05) - Các lần lặp trong các phương pháp ghép và v ụ ghép chưa thấy có sự sai khác (giá trị tính toán = 0,948> 0,05) điều đó cho thấy thao tác ghép trong các thí nghiệm ghép là tương đối ổn định Tiếp tục phân tích các chỉ số thống kê trong SPSS cho thấy: Xác định thời vụ ghép tốt nhất Kết quả thí nghiệm được so sánh theo phương pháp Bonferroni cho thấy: - Tỷ lệ sống của vụ hè có sựsai khác rõ rệt so với vụ xuân, thu, đông (Sig 0.05) . Kết quả so sánh cho thấy trong 4 vụ thì vụ xuân là cho kết quả về tỷ lệ sống cao nhất, tuy nhiên chỉ có sựsai khác rõ rệt so với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: