Danh mục

Nghiên cứu khoa học Những bất cập trong thị trường sản phẩm quế tại Yên Bái

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.02 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Từ lâu, cây quế đã được coi là cây “mũi nhọn” của tỉnh Yên Bái, vì nó là cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho ngành nông nghiệp Yên Bái nói riêng và cho kinh tế tỉnh Yên Bái nói chung. Bên cạnh đó, cây quế cũng mang những giá trị môi trường và xã hội đặc biệt, góp phần giải quyết một lực lượng lớn lao động nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm giảm xói mòn đất, nâng cao tỷ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Những bất cập trong thị trường sản phẩm quế tại Yên Bái " Những bất cập trong thị trường sản phẩm quế tại Yên Bái Nguyễn Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Từ lâu, cây quế đã được coi là cây “mũi nhọn” của tỉnh Yên Bái, vì nó là cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho ngành nông nghiệp Yên Bái nói riêng và cho kinh tế tỉnh Yên Bái nói chung. Bên cạnh đó, cây quế cũng mang những giá trị môi trường và xã hội đặc biệt, góp phần giải quyết một lực lượng lớn lao động nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm giảm xói mòn đất, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Tháng 8 năm 2002, Phòng NCKT LN phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) tiến hành nghiên cứu “Đa dạng hoá thu nhập và xoá đói giảm nghèo tại các tỉnh vùng miền núi phía Bắc”. Nghiên cứu này được thực hiện tại 8 tỉnh: Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Yên Bái. Mục đích của nghiên cứu này là “Nghiên cứu cách thức nông dân nâng cao thu nhập thông qua đa dạng hoá sản xuất hướng vào các cây, con gia súc và thuỷ sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao hơn cũng như thu nhập phi nông nghiệp nhằm xoá đói giảm nghèo”. Kết quả nghiên cứu này đang được tổng hợp và phân tích. Trong khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi chỉ đi sâu thảo luận một vấn đề được phát hiện trong nghiên cứu vừa qua, đó là một vài bất cập của thị trường sản phẩm quế tại tỉnh Yên Bái. 1. Những sản phẩm chính từ cây quế. - Quế vỏ (được tách ra từ cây quế đã khai thác) - Quế chi (vỏ quế được tách ra từ cành) - Tinh dầu quế (thông qua chiết xuất). 2. Thị trường sản phẩm quế. Sơ đồ thị trường sản phẩm quế Sản phẩm quế Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Thơng nhân tự do Các trung gian Xuất khẩu Trong nước ở đây, quế sau khi đã được sơ chế hoặc tinh chế được bán theo hai cách: - Bán trực tiếp cho doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và thương nhân tự do để họ có thể bán ở thị trường trong nước và xuất khẩu - Bán qua các trung gian, sau đó các trung gian này mới phân phối lại cho các doanh nghiệp kể trên. 3. Những bất cập trong thị trường sản phẩm quế 3.1.Một thị trường không hoàn hảo - ép cấp, ép giá là đơn cử đầu tiên của việc thị trường quế bị “bóp méo”. Giá cả sản phẩm quế được quyết định từ phía các thương nhân, có một sợi dây vô hình đã liên kết các thương nhân với nhau nên họ kiểm soát hoàn toàn giá cả sản phẩm quế. Người dân (người sản xuất) hoàn toàn bị động trong việc quyết định giá cả của sản phẩm mình làm ra. - Một số doanh nghiệp không hề có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng cũng tham gia vào thị trường quế. Đơn cử, Công ty Xuất Nhập khẩu tổng hợp Tràng Tiền không hề có chức năng trong xuất nhập khẩu nông sản phẩm, nhưng họ cũng tham gia vào thu mua quế để xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... Nguyên nhân của hiện tượng này là một số doanh nghiệp tư nhân không xin đuợc quotar xuất khẩu quế. Vì vậy họ đã “liên kết” với các doanh nghiệp khác kiểu như Công ty XNK Tràng Tiền để có được quotar xuất khẩu. Nguyên nhân này đã làm cho thị trường quế có những biến động rất lớn, những doanh nghiệp có chức năng chuyên xuất nhập khẩu nông sản gần như không thể hoạt động nổi do chi phí cho xuất khẩu của các doanh nghiệp n ày lớn hơn nhiều. 3.2. Người sản xuất không nhận được một sự bảo hộ nào. Một câu hỏi rất đơn giản nhưng chưa có câu trả lời được người sản xuất đặt ra là “Với các sản phẩm khác như cà phê, mía đường thì họ đều có hiệp hội tại sao quế lại chưa có?”. Hiệp hội cà phê, mía đường đứng ra bảo trợ cho sản phẩm của họ đảm bảo ổn định giá cả, ổn định sản xuất. Khi cần thiết hiệp hội l à người đứng ra trực tiếp khuyến cáo với Nhà nước về các vấn đề liên quan đến sản phẩm của họ. 3.3. Sản phẩm khai thác không tập trung. Các kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước và địa phương trong phát triển cây quế đều chưa tính đến khả năng này. Quế được trồng rải rác trong nhiều năm nên khi thu hoạch không tập trung gây khó khăn cho việc thu mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó, điều kiện phục vụ cho khai thác vận chuyển rất kém, đ ường xá không được quy hoạch hoặc đi lại rất khó khăn. Đây là trở ngại rất lớn cho việc gặp nhau trực tiếp giữa người mua và người bán. 3.4. Thủ tục cho khai thác còn phức tạp. Người dân phải mất ít nhất là 2 ngày để có được giấp phép khai thác từ các cơ quan chức năng của huyện và của kiểm lâm, đặc biệt có người dân ở xa phải mất hàng tuần lễ mới có giấp phép. 3.5. Thiếu thông tin thị trường. Chưa có một cơ quan chuyên trách nào tại địa phương cập nhật, phổ biến các thông tin thị trường như giá cả, sản lượng xuất, nhập khẩu... cho người sản xuất. Chính vì vậy người sản xuất luôn bị động khi tham gia vào thị trường. 3.6. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu quế. Thời gian vừa qua đã có một số container quế xuất khẩu sang Mỹ bị bạn hàng trả về với lý do là chất lượng không đảm bảo. Nguyên nhân của vấn đề này là do một vài doanh nghiệp tư nhân trong nước vì muốn cạnh tranh đã giảm giá quế, đồng thời trộn thêm quế kém chất lượng để xuất khẩu. Điều này vô tình đã làm giảm uy tín chung của quế Việt Namtạo điều kiện thuận lợi cho quế của Trung Quốc và một số nước trong khu vực cạnh tranh. 3.7. Thủ tục quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo. Đặc biệt trong khâu xuất khẩu, thủ tục quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo dẫn đến việc xuất khẩu tràn lan, không kiểm soát, không định hướng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của sản phẩm quế Việt Nam. 3.8. Các chính sách của Nhà nước chưa triệt để. Từ trước tới nay, các chính sách mới chỉ tập trung vào quy hoạch và phát triển sản phẩm chứ chưa chú ý đến định hướng đầu ra cho sản phẩm dẫn đến người dân khi có sản phẩm khai thác phải tự tìm thị trường tiêu thụ nên hiện tượng ép cấp ép ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: