Danh mục

Nghiên cứu khoa học Phân chia lập địa đất cát ven biển

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.30 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 6,500 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với vùng cát ven biển, do địa hình, địa mạo thay đổi, đất cát khô, rời rạc dễ bị di động do gió thổi và nước chảy kéo cát trôi. Bên cạnh đó chế độ nước của đất cát phụ thuộc vào địa hình vì thế các loài cây cỏ tự nhiên rất nhạy cảm với từng loại đất. Điều đó chứng tỏ rằng lập địa đất cát ven biển có sự thay đổi đáng kể và ảnh hưởng đến sự xuất hiện của cây cỏ và sinh trưởng của cây trồng khi mực nước ngầm nông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Phân chia lập địa đất cát ven biển "Phân chia lập địa đất cát ven biển Đặng Văn Thuyết Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamĐối với vùng cát ven biển, do địa hình, địa mạo thay đổi, đất cát khô, rời rạc dễ bịdi động do gió thổi và nước chảy kéo cát trôi. Bên cạnh đó chế độ nước của đất cátphụ thuộc vào địa hình vì thế các loài cây cỏ tự nhiên rất nhạy cảm với từng loạiđất. Điều đó chứng tỏ rằng lập địa đất cát ven biển có sự thay đổi đáng kể v à ảnhhưởng đến sự xuất hiện của cây cỏ và sinh trưởng của cây trồng khi mực nướcngầm nông hay sâu, bị ngập hay không ngập n ước mùa mưa, địa hình thoát nướchay đọng nước, đất cát di động hay cố định,... Việc phân chia nhóm, dạng lập địađất cát trên cơ sở đó giúp lựa chọn loài cây, các biện pháp kỹ thuật phù hợp đểcanh tác có hiệu quả với từng dạng đất cát ven biển có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc sử dụng đất.1. Các căn cứ và tiêu chí phân chia:Có 4 tiêu chí liên quan trực tiếp tới điều kiện hình thành và quyết định tính sửdụng đất là địa hình địa mạo, chế độ nước, loại đất và thực vật chỉ thị được lựachọn làm căn cứ phân chia nhóm, dạng lập địa đất cát ven biển:a.Địa hình địa mạo:Địa hình địa mạo biểu hiện độ cao, hình thái bề mặt và mức độ ổn định của cát,gồm 3 dạng chính:* Đụn cát di động (I): Là dạng địa mạo không ổn định, luôn thay đổi vị trí và hìnhdạng, được hình thành trên nền cát mới khô rời, có hình thái bề mặt phức tạp, tuỳtheo điều kiện hình thành 3 dạng phụ:(1) Đụn bãi nằm nghiêng: Dốc về biển, phân bố liên tục dọc bờ biển.(2) Đụn gò lượn sóng: Phân bố thành dải rộng hẹp khác nhau, nơi có gió địa hìnhchi phối chủ đạo.(3) Đụn cồn hình muôi úp: Dốc thoải về hướng gió chính và dốc mạnh ở hướngngược lại, là dạng cát di động mạnh do gió.* Cồn cát (II):Địa mạo tương đối ổn định, đã cố định hoặc bán cố định nhờ chechắn, bao phủ của lớp thảm cây cỏ hoặc cây trồng có 3 dạng phụ:(4) Dạng cồn đĩa úp: Thấp, rộng, thoải, thường được cố định bởi cỏ quăn(Fimbristylis), phi lao từ dạng đụn gò lượn sóng.(5) Dạng cồn bát úp: Cao, hẹp, dốc tương đối đều về các phía hoặc dốc mạnh phíakhuất gió chính, thường được cố định bởi cỏ lông chông (Spinifex littirus), cỏ quănhoặc phi lao từ dạng đụn cồn hình muôi úp.(6) Dạng cồn đê chắn: Cao trung bình, hẹp nhưng kéo dài, dốc mạnh cả hai phía,thường được cố định bởi cỏ quăn, phi lao.* Bãi cát cố định (III):Địa mạo khá ổn định. Đó là những trũng cát thấp, khá bằngphẳng, đã cố định nhờ cây cỏ tự nhiên hoặc cây trồng che phủ, có liên quan tới chếđộ nước, gồm 4 dạng phụ:(7) Dạng bãi cát cao, không bao giờ ngập nước, có mực nước ngầm sâu, tươngđối rộng và bằng phẳng.(8) Bãi cát thấp, không ngập, hẹp nhưng dài, hơi gồ ghề và dốc nhẹ. Đây cũng lànhững đường tụ thuỷ dẫn nước về các bãi cát thấp, ẩm và các suối cát.(9) Bãi cát thấp, bán ngập, tương đối rộng và bằng phẳng, ngập nước mưa mùa hèít nhất sau những trận mưa lớn đến 3-4 tháng, được che phủ bởi các loại cỏ ưa ẩmchịu phèn như cỏ rười (Siris compalanata) xen từng đám thanh hao (Baeckeafrutscems), mua bà (Melastona dodecandrum).(10) Bãi cát thấp ẩm ướt tương đối rộng, bằng phẳng, thấp trũng nên thường có n-ước quanh năm. Đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của các suối cát.b. Chế độ nước:Chế độ nước của đất cát ven biển thể hiện mức độ ngập hay không ngập, mực nư-ớc ngầm nông hay sâu. Chế độ nước liên quan đến địa hình, địa mạo vùng cát venbiển.Đối với dạng đụn, cồn thì không bao giờ ngập nước và nước ngầm ở rất sâu, th-ường không có cây cỏ che phủ hoặc lác đác có các đám cỏ lông chông, muốngbiển. Bãi cát cũng có dạng không ngập, có mực nước ngầm ở sâu, được cố địnhbởi các loại cỏ chịu khô hạn. Dạng bãi cát thấp có chế độ nước ẩm ướt hay bánngập và ngập thường xuyên liên quan đến mức độ chua của đất và có các loại cỏchịu ẩm, phèn hoặc cỏ ưa ẩm chỉ thị. Các dạng này ít bị di động bởi gió nhưng làvùng xung yếu gây hại bởi nước chảy tạo thành suối cát.Nước mặt và nước ngầm thể hiện chế độ nước của đất cát ven biển, được chia racác mức: (A) không ngập (nước ngầm ở sâu); (B) ẩm ướt mùa mưa; (C) ẩm ướtquanh năm, chua; (D) ẩm ướt quanh năm, ít chua; (Đ) bán ngập mùa mưa; (E)ngập thường xuyên.Trong 6 dạng trên thì ở vùng cát ven biển Bắc Trung bộ dạng A chiếm diện tíchlớn hơn cả và gắn với nạn cát bay. Trong tổng 22.152ha đất tự nhiên ở vùng cátNam Quảng Bình thì có tới 73,7% thuộc lập địa không ngập, các dạng còn lại chỉchiếm 26,3%.c. Loại đất:Dựa vào điều kiện hình thành, đặc trưng hình thái và kết quả phân tích tính chấtcủa đất, trên vùng cát ven biển Bắc Trung bộ có 11 loại đất chính:(1) Cát trắng vàng di động sát biển.Đất có màu trắng hơi vàng, 96 — 99% là cát, chỉ có 2— 2,5% limon và 1 — 2%sét, 0,63% chất hữu cơ và 0,02% đạm tổng số, 0,25 — 0,4% lđl/100g Ca++, Mg++;có phản ứng gần trung tính (pH = 6,8). Loại này có lợi thế về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: