Danh mục

Nghiên cứu khoa học PHÂN HẠNG ĐẤT CẤP VI MÔ CHO TRỒNG RỪNG KEO LAI (A.mangium x A.auriculiformis) Ở VÙNG TÂY NGUYÊN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.04 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khuôn khổ của đề tài “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, 2006- 2009” chúng tôi đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện đất đai đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ở vùng Tây Nguyên. Kết quả cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến năng suất rừng trồng Keo lai là: loại đất, độ dày tầng đất, thảm thực bì, dung trọng, hàm lượng sét vật lý, hàm lượng hữu cơ tổng số và P2O5 dễ tiêu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " PHÂN HẠNG ĐẤT CẤP VI MÔ CHO TRỒNG RỪNG KEO LAI (A.mangium x A.auriculiformis) Ở VÙNG TÂY NGUYÊN " Nghiên cứu khoa học PHÂN HẠNG ĐẤT CẤP VI MÔ CHO TRỒNG RỪNG KEO LAI(A.mangium x A.auriculiformis) Ở VÙNG TÂY NGUYÊN PHÂN HẠNG ĐẤT CẤP VI MÔ CHO TRỒNG RỪNG KEO LAI (A.mangium x A.auriculiformis) Ở VÙNG TÂY NGUYÊN Ngô Đình Quế, Nguyễn Văn Thắng Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM TẮTTrong khuôn khổ của đề t ài “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở cácvùng trọng điểm, 2006- 2009” chúng tôi đã ti ến hành đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện đấtđai đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ở vùng Tây Nguyên. Kết quả cho thấy các yếu tố có ảnhhưởng nhiều đến năng suất rừng trồng Keo lai là: loại đất, độ dày tầng đất, thảm thực bì, dung trọng,hàm lượng sét vật lý, hàm lượng hữu cơ tổng số và P2O5 dễ tiêu. Đề tài đã đề xuất bảng phân hạngđất cấp vi mô cho trồng rừng loài cây này tại vùng Tây Nguyên nhằm góp phần sử dụng đất một cáchhợp lý để tạo ra các rừng trồng có năng suất cao, phòng hộ và bảo vệ môi trường.Từ khoá: Phân hạng đất, Keo laiĐẶT VẤN ĐỀ Keo lai là loài được l ai tạo giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, có ưu đi ểm cây sinh trưởng vàphát triển nhanh, đồng thời lại có khả năng cải tạo đất cao. Với những ưu điểm trên, từ khi ra đời Keolai đã nhanh chóng trở thành cây trồng rừng chủ lực cho ngành lâm nghiệp, đặc biệt l à cho trồng rừngsản xuất nguyên li ệu giấy, dăm. Ngoài ra, Keo lai được coi là một loài có triển vọng cho trồng rừng đamục đích: phòng hộ, cải tạo đất, cung cấp nguyên li ệu. Trước đòi hỏi, cũng như yêu cầu cấp thiết của thực tiễn trồng rừng sản xuất hiện nay l à cầnphải lựa chọn chính xác loại đất phù hợp cho trồng rừng Keo lai và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này nhằm: nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keolai với một số đặc điểm đất đai làm cơ sở phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng ở vùng TâyNguyên.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp luận và cách tiếp cận. - Dùng không gian thay cho thời gian để bố trí và thu thập các số liệu ngoài hiện trường. - Đi ều tra so sánh năng suất rừng trồng xác định các yếu tố lập địa, đất đai có ảnh hưởng rõrệt đến sinh trưởng của rừng.Phương pháp cụ thểa. Phương pháp kế thừa, thu thập các kết quả nghiên cứu đã có trước đây và tài liệu có liên quan đếnđề tài.b. Điều tra ngoại nghiệp - Chọn địa điểm nghiên cứu, lập tuyến điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực rừng trồng hiện 2có. Trên hệ thống tuyến khảo sát, lập các ô ti êu chuẩn diện tích 400m (20x20m) đại diện cho cấp tuổivà mức độ sinh trưởng khác nhau. - Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm toàn bộ cây trong ô các chỉ ti êu về đường kínhngang ngực (D1,3) bằng thước đo vanh, chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo độ cao. Ngoài ra cònđào và mô tả phẫu diện, thu thập các mẫu đất theo tầng để phân tích trong phòng thí nghiệm.c. Phương pháp nội nghiệp. - Các mẫu đất lấy về được phân tích các chỉ ti êu lý, hoá tính theo các phương pháp đangđược áp dụng phổ biến trong phòng thí nghi ệm hiện nay: 3  Dung trọng: Dùng ống đóng có thể tích V=100cm 0  Độ ẩm: Sấy ở nhiệt độ 105 C trong 3 giờ  Thành phần cơ giới: Theo phương pháp 3 cấp của FAO.  Hữu cơ tổng số: Theo Walkley- Black.  Đạm tổng số:Theo Kjendhall  pHKCl của đất: Dùng pH metter  P2O5 dễ ti êu: Trắc quang (Bray II)  K2O dễ tiêu: Theo Maslova (đo trên quang kế ngọn lửa) - Áp dụng GIS xây dựng bản đồ phân cấp mức độ thích hợp cấp vĩ mô cho việc trồng rừngKeo lai ở vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000. - Tổng hợp, xử lý thống kê bằng chương trình Excel và phần mềm SPSSd. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Keo lai: Dựa trên các chỉ tiêu: Giá trị hiệntại thuần (NPV), Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), Hiệu suất đầu tư (BCR). 1KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNĐánh giá mức độ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô Bảng 1. Diện tích thích hợp cây trồng với Keo lai ở vùng Tây Nguyên Rất thích Rất hạn Thích Ít thích Diện tích tự Đất trống và hợp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: