Danh mục

Nghiên cứu khoa học Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ cây thông

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.67 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông (Pinus spp.) là loài cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam, gỗ thông được dùng trong công nghiệp chế biến giấy, làm bao bì, các công trình xây dựng, đồ gỗ trang trí nội thất; nhựa thông được dùng trong công nghiệp điện tử. Ngoài ra, thông còn được sử dụng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng rừng phục vụ phòng hộ và tạo cảnh quan môi trường. Theo số liệu kiểm kê rừng Việt Nam, đến năm 1999 tổng diện tích rừng trồng cả nước là 1.471.394 ha, trong đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ cây thông "Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ cây thông Phạm Quang Thu Trần Thanh Trăng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamThông (Pinus spp.) là loài cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam, gỗ thông đượcdùng trong công nghiệp chế biến giấy, làm bao bì, các công trình xây dựng, đồ gỗtrang trí nội thất; nhựa thông được dùng trong công nghiệp điện tử. Ngoài ra,thông còn được sử dụng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng rừngphục vụ phòng hộ và tạo cảnh quan môi trường. Theo số liệu kiểm kê rừng ViệtNam, đến năm 1999 tổng diện tích rừng trồng cả nước là 1.471.394 ha, trong đódiện tích rừng trồng thông là 218.056 ha chiếm 14,8%. Hiện nay, cây thông đượcxem như cây trồng chính được lựa chọn cho Chương trình trồng mới 5 triệu harừng của Nhà nước. Trong thực tế sản xuất, cây thông con ở vườn ươm thường bịbệnh thối nhũn (damping-off) với 4 triệu trứng điển hình: thối mầm hạt, đổ gục,chết đứng và khô đầu lá do các loài nấm Fusarium spp., Phytophthora spp.,Rhizoctoia spp., Pythium spp. ... gây ra làm thiệt hại rất lớn cho sản xuất cây con ởvườn ươm cũng như chất lượng cây thông con khi đưa đi trồng rừng. Trong sảnxuất, người ta cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn sự phá hại của dịchbệnh như gieo ươm hạt thông vào thời vụ không thích hợp với sự phát triển củanấm bệnh hoặc dùng thuốc hoá học Benlate để phòng trừ. Thực tế cho thấy cácbiện pháp này tỏ ra không đạt được hiệu quả cao, không kiểm soát được dịch bệnhdo không chủ động được về thời tiết và do dùng một loại thuốc đã hình thành tínhkháng thuốc ở các loài nấm bệnh; ngoài ra, biện pháp hoá học còn gây tác hại xấuđối với sức khoẻ con người và môi trường.Xuất phát từ thực tế trên, ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả đi sâu vào việcphân lập các vi sinh vật như vi nấm (Trichoderma spp), xạ khuẩn (Actinomycesspp., Streptomyces spp.) và vi khuẩn (Bacillus spp.) từ môi trường đất hoặc nướccó khả năng sản sinh ra các chất kháng sinh và nghiên cứu tách chiết và sử dụngcác chất kháng sinh, sản xuất chế phẩm phục vụ việc phòng trừ các sinh vật gâybệnh cho thực vật.Để góp phần hạn chế sự phát triển của dịch bệnh đối với cây thông chúng tôi đ ãtiến hành nghiên cứu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn sống trong mô của các loàithực vật (endophytic bacteria) sản sinh ra các chất kháng sinh trong quá tr ình traođổi chất có khả năng ức chế sự phát triển của các loài nấm hại gây bệnh thối nhũncây con trong giai đoạn gieo ươm ở vườn ươm.Trong khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả phân lập vi khuẩnsống trong mô của 12 loài thực vật và kết quả tuyển chọn các chủng vi khuẩn cókhả năng ức chế sự sinh trưởng của 2 loài nấm gây bệnh nguy hiểm là Fusariumoxysporum và Phytophthora spp.1. Vật liệu và phương pháp1.1. Vật liệu- Các loài cây được dùng để lấy mẫu phân lập vi khuẩn:1. Sao đen (Hopera odorata Roxb ),2. Tếch (Tectona grandis Linn.f.),3. Mẫu đơn (Gardenia lucida),4. Râm bụt (Hibiscus macrophylla),5. Giẻ xanh (Lithocarpus tubulosus),6. Bằng lăng (Largerstroemia calyculata),7. Ngâu đỏ (Aglaia rubescens),8. Liễu (Salix babylonia),9. Keo tai tượng (Acacia mangium),10. Keo lá tràm (Acacia auriculiformic),11. Côm tầng (Elaeocarpus griffithii),12. Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss).- Nấm Fusarium oxysporum: được phân lập từ cây thông mã vĩ (Pinus massonianaLamb) bị bệnh ở vườn ươm Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông BắcBộ - Đại Lải - Vĩnh Phúc.- Nấm Phytophthora sp.: Được phân lập từ mẫu cây thông bị bệnh ở Đà Lạt.1.2. Phương pháp nghiên cứu- Phân lập vi khuẩn: Các mẫu cây được ngâm khử trùng trong dung dịch cồn 70%và được cắt thành các miếng nhỏ có kích thước 0.5x1 cm. Sau đó các miếng nhỏnày được đặt trong các ống nghiệm chứa 1 ml môi trường PBS và đưa lên máy lắc,lắc trong khoảng 4 giờ với tốc độ 250 vòng/phút và ở nhiệt độ 28oC loại bỏ mẫuvật cấy chuyển dung dịch của môi trường PBS trên các đĩa môi trường King B, đểở nhiệt độ 28oC, sau 48 giờ vi khuẩn mọc lên. Cấy chuyển các khuẩn lạc mọc riêngrẽ với các hình thái phân biệt trên các đĩa môi trường King B khác, nuôi vi khuẩntrong điều kiện nhiệt độ 28oC.- Phân lập nấm bệnh Fusarium và Phytophthora: Các loại nấm bệnh này đượcphân lập từ các mẫu cây bị bệnh và nuôi cấy trên môi trường PDA.- Tuyển chọn: Các mẫu vi khuẩn sau khi phân lập được cấy trên các đĩa môitrường PDA, để ở nhiệt độ 28oC từ 5 đến 7 ngày đủ thời gian cho vi khuẩn sản sinhra chất kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của nấm bệnh ra môi tr ườngPDA. Sau đó các vi khuẩn được tách ra khỏi các đĩa môi trường PDA và các mẫunấm bệnh được cấy 3 điểm vào sát mép của đĩa Petri. Sau 5-7 ngày đánh giá hiệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: