Danh mục

Nghiên cứu khoa học ' Một số vấn đề về xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên '

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.06 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống rừng đặc dụng là tài sản quốc gia, là nơi bảo tồn các hệ sinh thái và các loài sinh vật - nguồn gen quý của thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, có ba nhiệm vụ liên quan kết hợp với nhau là bảo vệ, nghiên cứu và phát triển. Nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ, nhiệm vụ then chốt là nghiên cứu khoa học để phát triển phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Để công tác bảo vệ có hiệu quả thì phải phát triển kinh tế cho bà con nông dân vùng đệm, vì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Một số vấn đề về xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên " Một số vấn đề về xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Bùi Minh Vũ Nguyên cán bộ Viện KH Lâm nghiệp VN Hệ thống rừng đặc dụng là tài sản quốc gia, là nơi bảo tồn các hệ sinh thái và các loài sinh vật - nguồn gen quý của thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, có ba nhiệm vụ liên quan kết hợp với nhau là bảo vệ, nghiên cứu và phát triển. Nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ, nhiệm vụ then chốt là nghiên cứu khoa học để phát triển phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Để công tác bảo vệ có hiệu quả thì phải phát triển kinh tế cho bà con nông dân vùng đệm, vì việc phá rừng không chỉ có lâm tặc mà cả chính người dân vùng đệm - những người sống phụ thuộc vào thiên nhiên mà trước hết là rừng. Tách rời việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng với vai trò của người dân vùng đệm là khó có thể thành công. Do vậy, nên kết hợp giữa việc phát triển các mô hình kinh tế cho bà con vùng đệm với việc thu hút con em họ cùng tham gia trực tiếp vào công tác của khu bảo tồn. Có như vậy, một mặt sẽ nâng cao đời sống cho bà con, mặt khác quan trọng hơn là tăng trách nhiệm của bà con vùng đệm với khu bảo tồn. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài 'Điều tra đánh giá thực trạng tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến các khu rừng đặc dụng làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) ở nước ta', với các mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng kinh tế- xã hội trong vùng đệm có liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ 8 khu rừng đặc dụng đã lựa chọn. 2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy định chung về vùng đệm làm cơ sở cho việc kiện toàn công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, quản lý và xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm của các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên. 3. Khuyến nghị cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân vùng đệm, thực hiện xoá đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ và quản lý có hiệu quả các khu rừng đặc dụng ở nước ta. I. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng điều tra - Đối tượng điều tra chung ở 8 cơ sở: 6 Vườn quốc gia (Tam Đảo - Ba Bể - Bạch Mã- Yokdon - Cát Tiên và Tràm Chim) và 2 KBTTN (Pù Mát- Xuân Sơn). - Đối tượng điều tra cụ thể: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế xã hội, con người và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất của vùng đệm 6 VQG và 2 KBTTN nói trên. 2. Phạm vi điều tra Mỗi VQG và KBTTN điều tra bình quân khoảng 120 hộ/ xã ở vùng đệm, tổng số hộ thực tế các đoàn đã tiến hành điều tra khảo sát được 2997 hộ trên địa bàn 25 xã 15 huyện và 12 tỉnh thành. 3. Thời gian nghiên cứu: 2 năm (1998 - 1999) 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa, - Phương pháp PRA, - Phương pháp tính toán kinh tế và phân tích tổng hợp, - Phương pháp chuyên gia. II. Kết quả nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên, tính đa dạng sinh học và kinh tế - xã hội của các điểm điều tra 1.1. Về địa hình, địa thế và cảnh quan, đa dạng sinh học - Mỗi VQG hoặc KBTTN có một kiểu địa hình, địa thế hoặc cảnh quan khác nhau. Điều đó nói lên những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên của VQG và KBTTN thích ứng với từng vùng sinh thái. - Về vị trí địa lý 6 VQG và 2 KBTTN được phân bố trong giới hạn như sau: Vĩ độ Bắc: Từ 10037 đến 22034, Kinh độ Đông: Từ 105023 đến 107053. 1.2. Về kinh tế xã hội - Dân số: Dân số vùng đệm của 6 VQG và 2 KBTTN là 567.359 người. Tỷ lệ tăng dân số từ 2% ( VQG Tam Đảo) đến 2,4 %( VQG Ba Bể), mật độ dân số từ 18 người/ km2 (KBTTN Xuân Sơn) đến 580 người /km2( VQG Tam Đảo). - Số hộ gia đình nhân khẩu và lao động: Tổng số hộ gia đình đã điều tra được tại vùng đệm của 8 cơ sở là 2997 hộ gia đình. Trong đó , số hộ người Kinh chiếm 40%, số hộ người dân tộc thiểu số chiếm 60 % với 7.001 lao động và 15.796 nhân khẩu. - Vấn đề dân tộc và nguồn nhân lực : + Về dân tộc: Tất cả vùng đệm của 8 đơn vị điều tra có 23 dân tộc anh em (Kinh, Dao, Nùng,Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa, H'Mông, Kà Tu, Vân Kiều, M'nông, Ê Đê, Ba Na, Thái, Khơ Me, Châu mạ, Stiêng, K'Ho, Đan Lai, Mãn Thanh, Mường). + Về nguồn nhân lực : Hầu hết là lao động trẻ, khoẻ. - Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp: + Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích vùng đệm đang được sử dụng cho nông nghiệp để sản xuất lúa nước, lúa nương và xây dựng mô hình VAC của 8 đơn vị đã được điều tra là 37.512 ha. + Về sản xuất lâm nghiệp: Chủ yếu là xây dựng vốn rừng theo kế hoạch trồng mới ở vùng đệm của 8 đơn vị là 14.733 ha, các loại cây trồng chủ yếu là bạch đàn, keo, thông và lim. - Về kinh doanh thuỷ sản: Chủ yếu là nuôi cá ở sông, suối hoặc các ao hồ. -Vấn đề giáo dục, y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng: + Về giáo dục: Các xã vùng đệm đều có trường cấp I và cấp II, nhưng việc trang bị cho trường lớp còn đơn giản, nghèo nàn. Mặc dù có nhiều biện pháp đã được tiến hành, song chưa thể thanh toán dứt điểm số người mù chữ trong cộng đồng. Trình độ văn hoá của người lao động còn thấp, đặc biệt là số người được đào tạo về chuyên môn lại càng hạn chế. + Về y tế: ở các làng, bản tại vùng đệm của 8 đơn vị điều tra đều có trạm xá. Các hoạt động của mạng lưới y tế làng bản đã phát huy tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa một số bệnh dịch phổ biến như : Sốt rét, bướu cổ,... + Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Các xã đều có đường bộ, và đường thuỷ để phục vụ cho việc đi lại và công việc đồng áng. Việc đầu tư cho xây dựng đường xá, kho tàng, trường, trạm chưa được nhiều, phương tiện thông tin liên lạc, nghe nhìn còn hạn chế. - Đất đai: + Diện tích đất đai của các VQG và KBTTN là 728.145,4 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng của 6 VQG và 2 KBTTN là 318.769 ha. + Diện tích đất đai vùng đệm của 6 VQG và 2 KBTTN là 409.376,4 ha. Diện tích vùng đệm lớn hơn 1,28 lần so với diện tích vùng lõi của 6 VQG và 2 KBTTN. - Nghề nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: