Danh mục

Nghiên cứu khoa học Sinh thái và kỹ thuật trồng vẹt tách

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.18 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây vẹt tách (Bruguiera parviflora Rox&Arn.ex Giff) thuộc chi Bruguiera, họ Rhizophoracea. Vẹt tách là loài cây ưa sáng, phát triển nhanh, chịu được đất ngập nước theo thuỷ triều lên xuống tại các vùng ven biển nhiệt đới. Vẹt tách có vị trí quan trọng trong tập đoàn cây trồng phục hồi rừng tại các vùng ven biển. Nó cung cấp gỗ phục vụ xây dựng, chất đốt phục vụ đời sống sinh hoạt cho cộng đồng cư dân địa phương. Tuy nhiên, cùng với việc giảm diện tích và chất lượng rừng, giống như các loài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Sinh thái và kỹ thuật trồng vẹt tách "Sinh thái và kỹ thuật trồng vẹt táchHoàng Văn ThơiTrung tâm nghiên cứu rừng ngập Minh HảiViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamI. Giới thiệuCây vẹt tách (Bruguiera parviflora Rox&Arn.ex Giff) thuộc chi Bruguiera, họRhizophoracea. Vẹt tách là loài cây ưa sáng, phát triển nhanh, chịu được đất ngậpnước theo thuỷ triều lên xuống tại các vùng ven biển nhiệt đới. Vẹt tách có vị tríquan trọng trong tập đoàn cây trồng phục hồi rừng tại các vùng ven biển. Nó cungcấp gỗ phục vụ xây dựng, chất đốt phục vụ đời sống sinh hoạt cho cộng đồng c ưdân địa phương. Tuy nhiên, cùng với việc giảm diện tích và chất lượng rừng,giống như các loài cây ngập mặn khác, việc phục hồi rừng vẹt tách đang gặp phảinhiều thách thức to lớn. Do nhận thức về giá trị của vẹt tách của người dân chưacao, tâm lý thích trồng cây đước và trong thời gian dài các cơ quan nhà nướckhông chú trọng đến trồng loại cây này…đã dẫn đến tình trạng suy thoái nghiêmtrọng về chất lượng, số lượng và giống vẹt tách.1. Đặc điểm về thực vậtVẹt tách là loài cây thân gỗ cao từ 15-20m, đường kính thân cây ((D1,3m) 30-45cm.ở một số vùng đất cao, nghèo dinh dưỡng, không ngập triều chúng thường có kíchthước nhỏ hơn và tăng trưởng chậm hơn.Rễ có đặc trưng cho thực vật sống trong vùng có thuỷ triều lên xuống, nhưng ít bịtác động bởi sóng biển, kết cấu của đất tương đối ổn định. Rễ phát triển chủ yếu làhệ thống rễ gối đầu, nhô lên khỏi mặt đất 2-5cm. Ngoài nhiệm vụ giữ cho câyđứng vững trước gió bão, còn có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.Thân cây thẳng, nhưng không được tròn, phía gốc có bạnh vè nhỏ theo hướngđông bắc tây nam. Vỏ dày màu nâu đỏ và có nhiều nốt như là các nốt sần, theomột số tác giả thì nốt sần là cơ quan hô hấp và thải nuôi của cây. Cây có đặc tínhphân cành cao và có tán lá hình dù lúc nhỏ (1-5 tuổi), biến đổi thành hình tháp lúccây từ 6 tuổi trở đi, cành thường nhỏ và có khả năng tỉa cành tự nhiên rất tốt.Lá đơn, mọc đối từng đôi một, phiến lá hình trái xoan, đầu lá nhọn, gốc lá hìnhnêm, lá kèm rụng sớm dài 5-7cm, lá màu xanh lục mặt trên và lợt ở mặt dưới,cuống lá dài 1,5-2cm.Cụm hoa hình tán, mỗi cụm có 2-5 hoa, hoa có cuống dài 1-1,5cm, hoa có màuvàng, đài hoa hình ống màu vàng lục có 8 răng cưa, bao phấn màu nâu hình mũitên, nhị màu vàng lợt, bầu hạ.Quả hình trụ, dài 10-12cm, đường kính trái từ 0,4-0,6cm. Trái chín có thể hái đemtrồng.Cây thường ra hoa vào tháng 4-5, chín vào tháng 8-10.2. Đặc tính sinh thái họcVẹt tách phân bố ở vùng ven biển các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích hợp ởvùng thấp thoáng khí, giàu chất hữu cơ, thành phần cơ giới chủ yếu là sét, mùn vàít cát, thường gần các cửa sông ven biển. Vẹt tách ưa khí hậu nóng ẩm, có cườngđộ chiếu sáng cao, có lượng mưa hàng năm cao từ 1.500-2.000mm.Độ mặn của nước, đất biến động từ 5% đến 40%, nhưng thích hợp nhất vàokhoảng 2-30%.ảnh hưởng của địa hình: độ ngập triều trung bình từ 100-300 ngày/năm thích hợpcho sự sinh trưởng của đước, độ ngập triều thấp như: bãi bồi ven biển, vùng trũngnội địa…. thời gian ngập trên 300 ngày /năm và độ ngập chiều cao dưới 100ngày/năm ít thích hợp cho sự sinh trưởng của vẹt tách.3. Phân bốVẹt tách phân bố tương đối rộng lớn ở các vùng ven biển nhiệt đới có khí hậunóng ẩm như vùngMaleisia, Indonesia, Bangladesn, Thailand, Philippine, PapuaNew guinea, và vùngBắc úc…ở Việt Nam, vẹt tách phân bố từ ven biển phía bắc miền trung đến ven biển NamBộ. Vẹt tách có thể phân bố thành các quần thụ tập trung có diện tích lớn, tạo rakiểu rừng thuần loài. Cũng có thể kết hợp với một số loài cây rừng ngập mặn khác,tạo ra quần xã thực vật rất phong phú như quần xã hỗn giao đước-vẹt tách, quần xãvẹt tách – vẹt dù, quần xã dà - vẹt tách…4. Sinh trưởng và sinh khốiTrên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu về sinh trưởng và sinh khối rừngđước như Barry Clough (1996), Ong (1985), Putz&Chan (1986).ởViệt Nam, vẹt tách tăng trưởng khá nhanh và có sinh khối lớn, nhưng ít thấy tácgiả nào nghiên cứu. Về tăng trưởng:Tăng trưởng đường kính 0,63cm/năm, tăng trưởng chiều cao 1,02m/năm và lượngtăng trưởng bình quân 10,1m3/ha/năm ở Tam Giang, Ngọc Hiển, Cà Mau.Tăng trưởng của vẹt tách có thể tham khảo theo số liệu ở bảng sau:Tuổi Mật độ Trữ lượng Zd D1.3 Hvn Zh Zm (cm/năm) 3 (m3/năm) (m/năm) (c/ha) (cm) (m) (m /ha)6 12.900 4.08 8.0 68.6 0.68 1.3 11.410 7.300 6.14 10.2 105.5 0.55 0.93 10.514 2900 9.48 12.0 118.0 0.67 0.85 8.4B/quân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: