Danh mục

Nghiên cứu khoa học Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các chính sách để phát triển

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.81 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, phân bố ở 3 vùng sinh thái nông nghiệp là Tây Bắc, Đông Bắc và Trung tâm Bắc Bộ. Đây là vùng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng và tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như về phòng hộ môi trường nhưng đồng thời đây cũng là vùng chậm phát triển với cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện tự nhiên phức tạp, địa hình đồi núi cao và rất dốc, đặc biệt là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các chính sách để phát triển "Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các chínhsách để phát triển Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamVùng miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, phân bố ở 3 vùng sinh thái nông nghiệplà Tây Bắc, Đông Bắc và Trung tâm Bắc Bộ. Đây là vùng có vị trí chiến lược hếtsức quan trọng về an ninh quốc phòng và tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội củađất nước cũng như về phòng hộ môi trường nhưng đồng thời đây cũng là vùngchậm phát triển với cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện tự nhiên phức tạp, địa hìnhđồi núi cao và rất dốc, đặc biệt là vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế - xãhội và nhân văn cũng là những trở ngại cho phát triển kinh tế ở vùng này.Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế vùng miền núi phía Bắc, trong nhữngnăm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực hiện nhiều chươngtrình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp đ ãđược quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình 327 và hiện naylà Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Nhờ đó mà độ che phủ của rừng đã nâng lênđược 35% năm 2002. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tậptrung nhiều vào 2 đối tượng là rừng phòng hộ và đặc dụng, rừng trồng sản xuấtchưa được chú ý nhiều và hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải có lời giảiđáp, trong đó có vấn đề thị trường. Trong thời gian qua chúng ta đã quy hoạch vàxây dựng nhiều nhà máy giấy, ván nhân tạo,… song nhiều nơi đã xảy ra tình trạngthiếu nguyên liệu, một số nơi khác lại xảy ra hiện tượng thừa nguyên liệu,… và tấtcả những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng.Để giải quyết một phần những vướng mắc nêu trên, trong chương trình nghiên cứuKHCN phục vụ phát triển nông nghiệp miền núi phía Bắc giai đoạn 2002 -2005,Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệpViệt Nam thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quảkinh tế và bền vững vùng miền núi phía Bắc”. Bài viết đưa ra một số kết quả bướcđầu của đề tài được rút ra từ các cuộc điều tra thị trường lâm sản rừng trồng sảnxuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.1/ Một số đặc điểm chung về trồng rừng sản xuất ở các tỉnh miền núi phíaBắc:1.1. Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuấtTừ kết quả điều tra, khảo sát ở các tỉnh cho thấy nguồn vốn đầu t ư trồng rừng sảnxuất bao gồm một số nguồn chủ yếu sau đây:+ Ngân sách trước Chương trình 327.+ Ngân sách từ 327 (giai đoạn đầu) và dự án 661 (vốn vay).+ Dự án PAM (các thời kỳ).+ Nguồn vốn xây dựng cơ bản các tỉnh.+ Dự án trồng rừng nguyên liệu các tỉnh (vốn vay là chủ yếu).+ Dự án nước ngoài khác (KFW, EU,…)+ Nguồn vốn tư nhân.Có thể thấy rằng nguồn vốn trồng rừng sản xuất ở các tỉnh khá đa dạng. Tuy nhiênnguồn vốn lớn và tập trung chủ yếu nhất là nguồn vốn từ các dự án trồng rừngnguyên liệu của các tỉnh; ngoài ra ở một số tỉnh có thêm các dự án hỗ trợ nướcngoài trồng rừng như dự án PAM ở Cao Bằng, Bắc Cạn,… dự án trồng rừng Việt -Đức KFW ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh,…2.1. Mục tiêu trồng rừng sản xuất:Mục tiêu này khá đa dạng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và cơ sởchế biến lâm sản của tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy mục ti êu trồng rừng sản xuấtliên quan tới dạng sản phẩm mà rừng trồng có thể cung cấp và được chia thành 2nhóm chính: Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ, gồm: + Vật liệu xây dựng, cốp pha, cột/cọc chống, trụ mỏ,…+ Đồ mộc gia dụng.+ Nguyên liệu giấy, dăm,… Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ, gồm: + Thân trúc sào, tre luồng.+ Măng tre, luồng.+ Lá chè đắng.+ Nhựa thông.+ Vỏ và lá quế.+ Tinh dầu hồi,…3.1. Mức độ phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía BắcHiện nay, mức độ phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh không đều nhau và cóthể chia thành 3 nhóm tỉnh theo mức độ phát triển như sau:- Nhóm 1: Bao gồm các tỉnh đã phát triển rừng trồng sản xuất mạnh như Phú Thọ,Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh,… Đây là các tỉnh đã có hoặcgần các nhà máy giấy, ván dăm, gần các khu công nghiệp lớn (than),…, rừng trồngđã được quy hoạch thành vùng tập trung, các loài cây trồng đã được khẳng định,mô hình rừng trồng đã được xây dựng thành công, các chính sách khuyến khíchtrồng rừng cũng đã định hình. Nhóm các tỉnh này có đặc điểm là ngoài các khurừng trồng của công ty, của lâm trường,… rừng trồng của tư nhân cũng khá pháttriển, đặc biệt đã hình thành nhiều trang trại lâm nghiệp với quy mô từ vài chụcđến vài trăm ha rừng như trang trại của ông Đỗ Thập ở Yên Bái.- Nhóm 2: Bao gồm các tỉnh đang trong quá trình hình thành các khu nguyên liệucho việc xây dựng các nhà máy giấy, ván dăm, rừng trồng tập trung quy mô lớnchỉ mới được xây dựng 3-5 năm gần đây, các mô hình rừng, loài cây trồng và cácchính sách đầu tư, khuyến khích trồng rừng, thị trường,… đang trong quá trình thửnghiệm và xây dựng. Các tỉnh nằm ở nhóm này gồm Hoà Bình, Lạng Sơn, BắcCạn,…- Nhóm 3: Bao gồm các tỉnh kém phát triển rừng trồng sản xuất như Cao Bằng,Sơn La, Lào Cai,…2. Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc:Thị trường gỗrừng trồng các tỉnh miền núi phía Bắc có thể chia ra th ành 5 loại sauđây:- Thị trường gỗ nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy.- Thị trường gỗ trụ mỏ.- Thị trường gỗ sản xuất ván nhân tạo.- Thị trường gỗ nguyên liệu xây dựng cơ bản dân dụng.- Thị trường chế biến hàng mộc dân dụng và xuất khẩu.Ngoài thị trường gỗ, còn có thị trường về lâm sản ngoài gỗ - đây cũng là thịtrường rất sôi động và luôn có sự thay đổi như nhựa/dầu thông, vỏ và tinh dầu quế,hoa hồi, lá chè đắng, măng tre/luồng,…2.1. Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường: Loại nguyên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: