Danh mục

Nghiên cứu khoa học Thực trạng các mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển miền trung

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 89.08 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có khoảng 502.045 ha, chiếm 1.4% diện tích tự nhiên toàn quốc (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1980), tạo thành các dải đất cát chạy dọc theo bờ biển, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng ven biển miền Trung, bao gồm các đụn, cồn cát di động, cồn và bãi cát bán di động, bãi cát cố định và bãi ẩm thấp. Đây là một vùng sinh thái khắc nghiệt, hiểm hoạ cát di động uy hiếp mạnh mẽ các khu dân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Thực trạng các mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển miền trung "Thực trạng các mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển miền trungĐặng Văn ThuyếtViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamDiện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có khoảng 502.045 ha, chiếm 1.4%diện tích tự nhiên toàn quốc (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1980), tạothành các dải đất cát chạy dọc theo bờ biển, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng venbiển miền Trung, bao gồm các đụn, cồn cát di động, cồn và bãi cát bán di động,bãi cát cố định và bãi ẩm thấp. Đây là một vùng sinh thái khắc nghiệt, hiểm hoạcát di động uy hiếp mạnh mẽ các khu dân cư, ruộng vườn, đường sá và trở thànhkhu vực rất xung yếu.Phi lao đã được nhập nội, trồng rừng ở Việt Nam từ nă m 1896 và tỏ ra là một loàicây thích hợp nhất với vùng cát ven biển. Qua hơn một thế kỷ gây trồng rừng, tínhđến năm 1995 Việt Namđã trồng được 80.000 ha rừng phi lao (Midgley và cộngsự). Nếu tính cả số lượng cây phi lao trồng phân tán trên đất thổ cư thì diện tíchrừng phi lao đã trồng ở Việt Namđến năm 1996 lên tới 120.000ha (Hà Chu Chử vàLê Đình Khả, 1996). Hơn 10 năm gần đây các loài keo, bạch đàn, đào lộn hột,...cũng được trồng trên các lập địa thích hợp với quy mô nhỏ.Về thành quả trồng rừng ở vùng cát, cơ bản đã thành công trên các đối tượng cátbán di động và cố định. Bài viết này sơ bộ đánh giá kết quả các mô hình trồngrừng trên cát di động ở Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận và Bình Thuận.1. Mô hình rừng phi lao từ hạtTrên các đụn cát cao, dốc, đang di động hầu hết chưa được trồng rừng. Một phầnnhỏ diện tích ở chân hoặc sườn đụn cát chỉ được trồng phi lao từ hơn 20 năm naynhưng tỷ lệ số cây còn tồn tại không đáng kể. Qua quá trình di động của đụn cát,các cây phi lao bị vùi lấp và mọc thành các cụm phi lao gồm nhiều chồi trên cáttrắng. Rừng phi lao 21 tuổi trồng trên sườn đụn cát ở Ninh Thuận tồn tại các cụmphi lao gồm 4-6 hoặc tới 10 chồi mọc cao 10-12m, D1,3 chồi 6-8cm, với đườngkính tán của cả cụm 6-8m hoặc tới 10m, mật độ 300 cụm/ha nhưng vẫn bảo đảmđộ tàn che tới 50 % và tạo nên một lớp thảm khô, mục dày 2-5cm.Đối tượng cát di động tương đối bằng được trồng rừng 2-3 năm gần đây, mạnh dạnnhất là ở Quảng Bình do được dự án ARCD hỗ trợ. Rừng trồng sau 3 năm tuổi chỉđạt chiều cao trung bình 0,8-1m, với tỷ lệ sống 80 - 90% nhưng trên 80% số cây bịkhô chết ngọn, cây có cành lá đỏ vàng và sau này phát triển rất chậm, không mọcthành cây có thân chính rõ ràng mà chỉ tồn tại ở dạng cây bụi thấp, cành lá mọcloà xoà. Về mặt phòng hộ chắn cát bay tạm thời chấp nhận vì đã tạo được lớpthảm thực vật che phủ mặt cát nhưng chưa thể đánh giá là đã thành rừng, bởi vìchiều cao rừng thấp, khả năng phòng hộ chắn gió thấp và không hiệu quả kinh tế,không thể lấy ra được gỗ, củi phục vụ nhu cầu cho người dân vùng cát.Nguyên nhân có thể do một số yếu tố sau:+ Hầu hết các cây phi lao được gieo ươm để trồng rừng đều tạo cây không có bầunên khi đem cây đi trồng hệ rễ bị tổn thương.+ Hố trồng không được độn những lớp rơm rạ, lá cây nên mùa khô, gió lạnh, câykhông hút đủ nước để sinh trưởng khoẻ mạnh mà tồn tại trong điều kiện thời tiếtkhắc nghiệt vì thế ngọn cây bị khô chết.+ Một hiện tượng nữa xảy ra là: Sau khi trồng rừng xong tháng 11, 12 thì đúngvào thời kỳ gió mùa Đông-Bắc thổi rất mạnh, đặc biệt ở các cửa gió, gió thổilàm trơ gốc, rễ cây tới chiều sâu 50-60cm, cây bị chết hàng loạt hoặc bị gió thổibay, hoặc bị vùi lấp cả vạt rừng mới trồng.2. Mô hình thử nghiệm trồng phi lao hom Trung Quốc.ở tỉnh Quảng Bình, phi lao hom Trung Quốc dòng 601 và 701 đã được dự ánARCD trồng thử nghiệm 13 ha năm 1999 với mật độ 5000 cây/ ha và 3300 cây /hatrên cồn cát còn di động. Chiều cao của cây khi xuất vườn là 1m thì đến nay chiềucao cây vẫn xấp xỉ 1m do bị lấp sâu khi trồng 40cm. ở Bình Thuận phi lao homTrung Quốc dòng 601 và 701 cũng được trồng 3 ha trên cồn cát di động gần bàunước vào năm 1997. Cây con xuất vườn có chiều cao 1-1,2 m, sau 3 năm tuổi câyđạt đường kính bình quân D1,3 = 2-3cm, chiều cao 4-6m, tỷ lệ sống trên 90%. Sovới rừng phi lao trồng từ hạt trên cùng lập địa thì phi lao hom Trung Quốc có khảnăng sinh trưởng gấp 2 lần. Nhìn chung tỷ lệ sống hiện tại đạt trên 80%. Đặc điểmưu việt là cây phát triển xanh tốt hơn so với phi lao trồng từ hạt, tán cây ở dạnghình tháp, đỉnh vươn cao, không mọc loà xoà, cành phân thấp ngay sát mặt cát,chịu được cát vùi lấp nên bước đầu thấy phi lao hom Trung Quốc có triển vọnggây trồng trên cát còn di động hơn phi lao trồng bằng hạt thông thường.3. Mô hình trồng thử nghiệm keo chịu hạn.Ba loài keo chịu hạn A. torulosa, A. difficilis, A. tumida đã được trồng thử nghiệm3 ha vào tháng 12 năm 1999 trên cồn cát trắng tương đối bằng ở Quảng Bình. Sau9 tháng tuổi đường kính gốc đạt 1,5cm, chiều cao đạt 0,8m, mỗi cây có bình quân4-5 nhánh. Cành lá xanh tốt tỏ ra tồn tại và phát triển được trên cồn cát trắng.Điểm trồng thử nghiệm trên cồn cát vàng di động ở Bắc Bình - Bình Thuận năm1998. Tỷ lệ cây sống đạt trên 90%, loài A. tumida đạt chiều cao bình quân 1,4m,loài A. difficilis đạt chiều cao 2 - 2,5m. Điều đáng chú ý là keo chịu hạn có khảnăng chịu được cát vùi lấp (phần gốc, cành cây bị vùi lấp sâu 50 - 60cm). Keo chịuhạn cũng được trồng mở rộng năm 1999 trên bãi cát trắng cố định ở Tuy Phong,sau 1 năm tuổi cây đạt Do = 2 -3cm, H = 1,5m, D tán = 1,5m, cây phát triển xanhtốt. Trong khi đó keo tai tượng được trồng trên dạng lập địa tương tự chỉ đạt Do =1,5 -2cm, H = 0,8m, D tán = 1m, lá có màu úa vàng, chứng tỏ các loài keo chịuhạn có triển vọng mọc trên bãi cát trắng tốt hơn keo tai tượng.Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã trồng khảo nghiệm 8 xuất xứ của 3 loàikeo chịu hạn nói trên trên bãi cát trắng cố định ở Tuy Phong - Bình Thuận. Kếtquả đo đếm sau 2 năm thấy:Loài A. tumida đạt D1,3 =3,4-4cm Hvn = 3mD tán = 4-5m Hdc = 0,2m.Loài A. difficilis đạt D1,3 = 3-4cm Hvn = 4-5 mD tán = 4-5m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: