Danh mục

Nghiên cứu khoa học Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.60 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết 'nghiên cứu khoa học " thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở việt nam và những vấn đề đặt ra "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra " Báo cáo Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra (tháng 3/2004) 1. Bối cảnh - Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướng chiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hoá các phương thức quản lý tài nguyên rừng. - Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong những hình thức quản lý rừng đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương. Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số địa phương đã triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng (làng bản , nhóm hộ...) quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó, cộng đồng với tư cách như một chủ rừng. Ngoài ra, các cộng đồng còn tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, xét về khía cạnh pháp lý, cộng đồng chưa được thừa nhận là đối tượng được giao đất, giao rừng. - Có hàng loạt câu hỏi đang đặt ra, như: vị trí, vai trò của cộng đồng trong hệ thống tổ chức quản lý rừng ở Việt Nam như thế nào? Có nên khuyến khích phát triển rừng cộng đồng hay không? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển rừng cộng đồng là gì? Khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng cần được xác lập như thế nào?.vv... Xuất phát từ yêu cầu trên, báo cáo này góp phần làm rõ hiện trạng, tiềm năng, xu thế và những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển rừng cộng đồng ở Việt Nam, giúp các nhà luật pháp, các nhà hoạch định chính sách thấy được yêu cầu bức xúc từ thực tiễn quản lý tài nguyên rừng để có những đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam. Bài viết gồm: 4 phần - Quan niệm về quản lý rừng cộng đồng - Khái quát hiện trạng QLRCĐ ở Việt Nam - Tiềm năng, xu thế phát triển và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển rừng cộng đồng - Đề xuất 2. Nội dung 2.1. Quan niệm về cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng a. Quan niệm về cộng đồng trong quản lý rừng Các nhà xã hội học, dân tộc học đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm cộng đồng. ở đây chỉ đưa ra khái niệm cộng đồng được dùng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, theo đó, có thể khái quát thành 3 loại ý kiến chính sau đây: - Loại thứ nhất cho rằng, thuật ngữ cộng đồng chính là nói đến cộng đồng dân cư thôn bản, bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những điểm tương đồng về mặt văn hoá truyền thống, có các mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. - Loại thứ hai cho rằng, cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những điểm giống nhau và có các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, theo quan niệm này, tính chất giống nhau về một điểm hoặc một số điểm nào đó là yếu tố hình thành nên những quan hệ cộng đồng trong xã hội. Có nhiều loại cộng đồng khác nhau như cộng đồng sắc tộc, cộng đồng làng bản, cộng đồng tôn giáo... - Loại thứ ba cho rằng, thuật ngữ cộng đồng được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các nhóm người có các mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau. Theo quan niệm này, cộng đồng có thể là cộng đồng toàn thôn bản; cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng các hợp tác xã, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp thôn bản cũng được coi là một loại hình của cộng đồng. Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng phần lớn các ý kiến đều cho rằng thuật ngữ cộng đồng được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng dân cư thôn bản. b. Quan niệm về quản lý rừng cộng đồng Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm quản lý rừng cộng đồng, có thể khái quát thành 3 loại ý kiến chính sau đây: - Loại thứ nhất cho rằng, quản lý rừng cộng đồng là quản lý rừng được thực hiện bởi cộng đồng. Cộng đồng có thể là chủ thể quản lý rừng hoặc cộng đồng tham gia quản lý rừng và được chia sẻ lợi ích từ rừng. Hay nói một cách khác, quản lý rừng cộng đồng là việc bảo vệ, xây dựng và sử dụng rừng có sự tham gia điều hành bởi cộng đồng, bất kể rừng đó thuộc quyền sở hữu của cộng đồng hay không. Loại ý kiến này đồng nhất khái niệm quản lý rừng cộng đồng với quản lý rừng dựa vào cộng đồng. - Loại thứ hai cho rằng,quản lý rừng cộng đồng là cộng đồng quản lý rừng thuộc sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. - Loại thứ ba đồng nhất quản lý rừng cộng đồng với lâm nghiệp cộng đồng. Có nghĩa là, diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm từ rừng. Tuy có ý kiến khác nhau về khái niệm quản lý rừng cộng đồng nhưng phần lớn các ý kiến đều thống nhất như sau: Thuật ngữ cộng đồng được sử dụng trong khái niệm quản lý rừng cộng đồng, được giới hạn là tập hợp các cá nhân trong cộng đồng thôn bản gắn bó chặt chẽ với nhau qua các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xã hội. Quản lý rừng cộng đồng có 3 cấu phần: - Cộng đồng thôn bản có quyền sử dụng rừng và dất rừng. - Cộng đồng thôn bản tham gia tích cực vào việc quản lý rừng và đất rừng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: