Danh mục

Nghiên cứu khoa học Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.70 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2003 cả nước ta đã có 25 Vườn Quốc gia và 115 Khu Bảo tồn Thiên nhiên (sau đây gọi chung là KBT) được thành lập và trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các KBT được thành lập trong cả nước. Các KBT và các VQG ra đời là điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm trước các hiểm hoạ bị tuyệt chủng. Mặt khác, các KBT cũng đang chứa đựng một tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam "Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam Nguyễn Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTính đến ngày 30 tháng 5 năm 2003 cả nước ta đã có 25 Vườn Quốc gia và 115Khu Bảo tồn Thiên nhiên (sau đây gọi chung là KBT) được thành lập và trongtương lai sẽ có nhiều hơn nữa các KBT được thành lập trong cả nước. Các KBT vàcác VQG ra đời là điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quýhiếm trước các hiểm hoạ bị tuyệt chủng. Mặt khác, các KBT cũng đang chứa đựngmột tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái mà chưa được khai thác hợp lý.Trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Mỹ...các KBT được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển du lịch,nhiều loại hình du lịch được hình thành như leo núi, thăm động vật hoang dã trongxe bảo vệ, theo dõi cuộc sống của các loài linh trưởng, ngắm nhìn các loại độngthực vật biển...Gần đây, một số nước Châu Phi cũng rất chú trọng phát triển loạihình du lịch này, ở một số nước như Uganda, Nigeria... việc phát triển du lịch sinhthái được đưa vào trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.ởViệt Nam, từ lâu đã có những chuyến thăm quan, cắm trại tại các khu rừng tựnhiên (Cúc Phương, Nam Cát Tiên) nhưng các chuyến thăm quan này thường chỉdừng lại ở mức phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Thuật ngữ “du lịch sinh thái”mới chỉ thực sự xuất hiện gần đây sau khi phong trào “thăm miệt vườn” phát triển.Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số đánh giá chungvề tiềm năng, lợi thế và hạn chế của hoạt động du lịch sinh thái tại các KBT.1. Tiềm năng, lợi thế và hạn chếTiềm năng:- Tính đa dạng sinh học tại các KBT là rất cao, tại đây có rất nhiều loài động, thựcvật quý hiếm.- Tại hầu hết các KBT, địa hình đều chia cắt rất phức tạp là điều kiện tốt cho cáchoạt động du lịch mạo hiểm.- Không khí ở các KBT là hoàn toàn trong lành giúp cho du khách có cảm giácthoải mái, giảm căng thẳng.- Sống xen kẽ hoặc xung quanh KBT chủ yếu là người dân tộc, đây là những nơirất đa dạng về văn hoá và ngành nghề truyền thống là nơi lý tưởng cho du kháchdừng chân.- Các hình thức bảo tồn tại các khu bảo vệ sẽ đáp ứng được thị hiếu đa dạng củadu khách; ví dụ như nếu du khách thích biển có thể thăm các KBT như Côn Đảo,Cát Bà, Bình Châu - Phước Bửu; du khách leo núi và thích tham khảo truyềnthống văn hoá của dân tộc miền núi phía Bắc thì có thể thăm các KBT như HoàngLiên, Pù Luông, Cúc Phương và nếu du khách thích thăm các khu rừng khộp rộnglớn và truyền thống văn hoá của đồng bào Tây Nguyên thì có thể thăm các KBTnhư York Don, KonCharang...Những lợi thế- Các KBT được bảo vệ chặt chẽ bằng hệ thống luật pháp và lực lượng bảo vệ, dovậy mà các tiềm năng về du lịch sinh thái sẽ tồn tại lâu dài.- Các chi phí cơ bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho du lịchsinh thái là không lớn.- Du lịch sinh thái là cơ hội tốt nhất để phố biến và thông tin đến mọi người về vaitrò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên.- Gắn liền với các KBT là truyền thống văn hoá và tập quán canh tác đa dạng củabà con dân tộc thiểu số, bên cạnh đó là sự thân thiện và mến khách của người dân,đây sẽ là một trong những lợi thế lớn nhất trong phát triển du lịch sinh tháiHạn chế- Chưa có sự quan tâm ở tất cả các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địaphương cho du lịch sinh thái. Chính vì vậy mà chưa có các chiến lược, kế hoạchhoặc chính sách cụ thể cho phát triển du lịch sinh thái trong một gia i đoạn dài.- Khả năng tiếp cận đến các vùng có tiềm năng du lịch sinh thái còn khó khăn dohệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển, cụ thể ở đây là hệ thống đường vào rấtkém, tại nhiều nơi ô tô không thể đưa du khách vào đến địa điểm du lịch. Bên cạnhđó là những dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của du khách như chỗăn, ngủ, vệ sinh.- Các nhà tổ chức du lịch mới chỉ quan tâm đến các địa danh và dáng vẻ bề ngoàicủa nó mà chưa thực sự kết hợp được với các tour du lịch sinh thái tiềm ẩn bêntrong. Trong khi đó có rất nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là ở các nước pháttriển cho biết rằng, mục đích của họ đến Việt Nam là muốn được thăm nhữngphong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tìm hiểu truyền thống dân tộc tại vùng núi vàvùng nông thôn Việt Nam.- Trình độ và thái độ của các hướng dẫn viên còn kém, họ không hiểu biết nhiềuvề vùng du lịch, cũng như chưa học được cách ứng xử và xử sự với từng loại dukhách khác nhau.- Thông tin liên lạc còn yếu kém, điều này được phản ảnh ở các khía cạnh nhưvùng phủ sóng và chất lượng của hệ thống thông tin chưa tốt cũng như kiến thứccủa người sử dụng hạn chế hoặc chưa quan tâm. Việc xây dựng, quảng cáo cáctour du lịch xuyên quốc gia là chưa có, điều này tạo ra một khoảng cách lớn giữacầu và cung. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: