Danh mục

Nghiên cứu khoa học Triển vọng phục hồi hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, họ Sao dầu ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.90 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới (HSTRMNĐ) trên thế giới hiện còn 933 triệu ha phân bố ở Nam Mỹ 634 triệu ha, Trung phi 138 triệu ha và Đông Nam á 161 triệu ha, đang bị phá huỷ với một tốc độ kinh khủng (từ 1990 trở đi là 17 triệu ha hằng năm - theo tài liệu của FAO) nhưng vẫn chưa có phương thức tái sinh, tái tạo có hiệu quả. Nếu không có biện pháp tích cực ngăn chặn nạn phá rừng trên thế giới thì đến cuối thế kỷ 21, HST RMNĐ sẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Triển vọng phục hồi hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, họ Sao dầu ở Việt Nam "Triển vọng phục hồi hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, họ Sao dầu ở Việt NamThái Văn TrừngViện Sinh học Nhiệt đớiHệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới (HSTRMNĐ) trên thế giới hiện còn 933 triệu haphân bố ở Nam Mỹ 634 triệu ha, Trung phi 138 triệu ha và Đông Nam á 161 triệuha, đang bị phá huỷ với một tốc độ kinh khủng (từ 1990 trở đi là 17 triệu ha hằngnăm - theo tài liệu của FAO) nhưng vẫn chưa có phương thức tái sinh, tái tạo cóhiệu quả. Nếu không có biện pháp tích cực ngăn chặn nạn phá rừng tr ên thế giớithì đến cuối thế kỷ 21, HST RMNĐ sẽ bị xoá sạch trên hành tinh trái đất và khôngcòn là lá phổi xanh hấp thụ CO2 và nhả O2 vào không khí, cải tạo môi trường sốngcủa con người. Do tích tụ CO2 trong khí quyển nên đã gây nên “hiệu ứng nhàkính” làm nóng lên khí hậu của trái đất, tan các tảng băng ở hai cực, dâng cao mựcnước biển làm ngập nước các vùng thấp, là nơi trồng lúa nước nuôi sống hàngtrăm triệu con người và đã xây dựng nhiều vùng dân cư đông đúc! Đó là thảm hoạsinh thái đang đe doạ chúng ta trong thế kỷ 21, nếu nạn phá rừng không ngăn chặnđược! Để giảm bớt hậu quả của “hiệu ứng nhà kính”, một mặt buộc các nước côngnghiệp phát triển phải giảm việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch (than đá,dầu khí) để hạn chế lượng khí CO2 thải ra theo cam kết của Nghị định thư 1997Kyoto; mặt khác, ngoài việc ngăn chặn được nạn phá huỷ các hệ sinh thái rừngnhiệt đới, một mục tiêu khác không kém phần quan trọng là phục hồi thảm rừngxanh trên các đất trống đồi trọc và sau đó là lập lại hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đớiđã tồn tại trước đây. Làm như vậy thì mới nói đến lập lại cân bằng sinh thái trongthiên nhiên và giảm nhẹ các thiên tai như lũ lụt, lốc bão, hạn hán là mối đe doạthường xuyên ở các nước vùng nhiệt đới.Việt Namlà một nước nhiệt đới của khu vực Đông Namá, chỉ có một diện tíchrừng mưa nhiệt đới rất nhỏ so với các nước nhiệt đới khác trên thế giới và trongkhu vực. Trải qua 30 năm chiến tranh chống đế quốc (từ 1945 – 1975) diện tíchnày cũng đã mất đi 5 triệu ha, trong đó có 2 triệu ha rừng bị các chất diệt cỏ màuda cam (agent orange) của đế quốc Mỹ huỷ diệt, và khi đó trên cả 2 miền Nam,Bắc thống nhất cũng chỉ còn 9,5 triệu ha rừng, mức che phủ chỉ còn 29,1%, dướimức an toàn sinh thái đã đạt được, trước chiến tranh là 14,8 triệu ha, với tỷ lệ chephủ 43,8% (P. Maurand, Lâm nghiệp Đông dương, 1943).Nhưng trong hoà bình, sau đợt thống kê rừng năm 1983, 1,7 triệu ha rừng đã bịkhai hoang để lấy đất nông nghiệp, trồng cây lương thực và cây công nghiệp (càphê, cao su), nên tỷ lệ che phủ chỉ còn 22,9%, với nhịp độ phá rừng hàng năm là200.000 ha, mà ngân sách chỉ đủ để trồng 20.000ha, trong đó chỉ có 30% th ànhrừng. Từ năm 1983 – 1995, chủ yếu là đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tántrong nhân dân, do đó mà tỷ lệ rừng che phủ đã giảm xuống dưới 20%. Từ năm1993, với chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc, ngân sách trồng rừng hàngnăm đã dự trù đến 60 triệu USD, nhưng chủ yếu là trồng rừng thuần loài cây nhậpnội như bạch đàn trắng xuất xứ Pedford, keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai để làmnguyên liệu giấy sợi. Năm 1995, sau cuộc cải cách hành chính ở trung ương giảmbớt các Bộ, Bộ Lâm nghiệp đã được nhập vào Bộ NN & PTNT, theo thống kê củaViện Điều tra Quy hoach rừng, tỷ lệ rừng che phủ đã được công bố là 28%.Trước thời kỳ đổi mới năm 1985, nạn khai thác ồ ạt lấy gỗ để xuất khẩu thu ngoạitệ đã làm mất đi nhiều khu rừng giàu nguyên liệu sao dầu ở Đông Nam Bộ và TâyNguyên. Vụ phá hoại điển hình Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông- Biển Lạc ởTánh Linh, Bình Thuận rộng 30.000ha của lâm tặc Đinh Mạnh Hổ để lấy gỗ xuấtkhẩu bị xử phạt quá nhẹ nên không răn đe được các lâm tặc. Tuy có chỉ thị củaThủ tướng đóng cửa rừng tự nhiên và chỉ cho khai thác trong rừng trồng nhưngvẫn xảy ra nhiều vụ lén lút ăn cắp gỗ quí như pơmu, gõ đỏ, cẩm lai trong cácVườn quốc gia trong khi lực lượng Kiểm lâm quá mỏng, quá yếu nên không thểngăn chặn được, và nạn phá rừng vẫn tiếp diễn một cách âm thầm ở tất cả các tỉnhcòn rừng.Mục tiêu phấn đấu của các nhà sinh thái rừng và lâm sinh học Việt Namlà tìmđược loài cây phủ kín nhanh chóng 10 triệu ha đất trống đồi núi trọc, và tìmphương thức tái sinh tái tạo hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, họ Sao dầu đã tồn tạitrước đây.Sau năm 1975, cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis) đã được phát hiện là mộtcây họ Đậu, nhập từ úc, có lá giả, phát triển từ cuống lá; rễ có nốt sần cố định đạmvà tán lá dày rậm, khép tán sớm nếu trồng dày trên 3000 cây/ ha nên đã giữ độ ẩmtốt cho đất; lá cứng phân huỷ thành mùn hơi chậm, nhưng đã trả độ phì và độ ẩmcho đất bị xói mòn trên các đồi trọc, đã trở thành khô cằn, kiệt màu. Hiện nay, câykeo lá tràm đã được trồng để phủ xanh các đồi trọc ở các tỉnh ven biển miền namthay cho cây thông 2 lá (Pinus merkusii), mọc rất chậm trên đồi trọc khô cằn,thành rừng thưa, có lớp cỏ dày, bị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: