Danh mục

Nghiên cứu khoa học XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ VẬT LÝ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ LÁT MÊHICÔ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.29 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Lát mêhicô" là tên một loài cây gỗ Cedrela odorata L. thuộc họ thực vật Xoan (Meliaceae) phân bố rộng rãi ở Châu Mỹ, được Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Quang Minh và Đỗ Xuân Quy đặt, khi năm 1986, 1989 đưa hạt từ Mêhicô về gieo trồng thử ở Hữu Lũng – Lạng Sơn (tại Trường công nhân kỹ thuật trung Ương 1, Lâm trường II thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp), Xuân Mai (Trường Đại học Lâm nghiệp) và một vài nơi khác. Sau hơn 10 năm, những cây trồng thử đã cho thấy khả năng thích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ VẬT LÝ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ LÁT MÊHICÔ " XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ VẬT LÝ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ LÁT MÊHICÔ Đỗ Văn Bản, Lưu Quốc Thành Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nan I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lát mêhicô là tên một loài cây gỗ Cedrela odorata L. thuộc họ thực vật Xoan (Meliaceae) phân bố rộngrãi ở Châu Mỹ, được Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Quang Minh và Đỗ Xuân Quy đặt, khi năm 1986, 1989 đưahạt từ Mêhicô về gieo trồng thử ở Hữu Lũng – Lạng Sơn (tại Trường công nhân kỹ thuật trung Ương 1, Lâmtrường II thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp), Xuân Mai (Trường Đại học Lâm nghiệp) và một v ài nơi khác. Sau hơn 10 năm, những cây trồng thử đã cho thấy khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu nhiều v ùngở miền Bắc nước ta, cây có đường kính phổ biến 45-60cm. Khi nghiên cứu sơ bộ v ề Lát mêhicô 8 tuổi trồngthử tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Tiến sỹ Hoàng Thúc Đệ đã nhận định: gỗ có v ân thớ đẹp, có nhiều đặcđiểm giống với Lát hoa, Re hương của Việt Nam, lõi không bị mềm xốp, không nứt nẻ, cong vênh, có độ bềntự nhiên tốt, có cường độ chịu lực cao, đáp ứng được yêu cầu của gỗ cho sản xuất đồ mộc v à công nghệván dán, ván ghép thanh, ván dăm. Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn rất quan tâm đến cây nhập nội này v à yêu cầu các nhà khoahọc lâm nghiệp nghiên cứu để phát triển mở rộng. Cục Phát triển Lâm nghiệp (nay là Cục Lâm nghiệp) – BộNông nghiệp v à Phát triển nông thôn coi đây là một nhiệm v ụ quan trọng v à năm 2002 đã chỉ đạo cho ViệnKhoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành thăm dò một số đặc tính v à khả năng sử dụng gỗ của loài câynày. Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực v ật rừng được trực tiếp triển khai nhiệm vụ này trong thời gian từtháng 4 năm 2002 đến tháng 12 năm 2002. II. PHƯƠNG PHÁP T HỰC HIỆN a. Xác định một số tính chất v ật lý và cơ học của gỗ theo phương pháp quy định trong các tiêu chuẩn nhà nước tương ứng. b. Mô tả cấu tạo gỗ theo các phương pháp của Phòng Tài nguyên Thực vật rừng (Viện KHLNVN). c. Thăm dò v ề khả năng lạng, bóc, xẻ ván, làm ván dán, ván dăm, ván ghép thanh dựa v ào quan sát đánh giá trên các sản phẩm làm thử. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Lát mêhicô 3.1.1. Cây mẫu Hai cây Lát mêhicô mẫu được lấy tại Trường Công nhân Kỹ thuật trung Ương 1 Hữu Lũng – Lạng Sơn,có một số đặc điểm sau: Cây số 1: 14 năm tuổi, chiều cao 18m, chiều cao dưới cành 6,4m, thân tròn, thẳng, đường kính - 3ngang ngực 48cm. Thể tích cây tại thời điểm chặt hạ 1,228m . Tăng trưởng đường kính trung bình4,2cm/năm. Cây được trồng tại nơi thường xuyên ẩm, đất tốt. Cây số 2: 13 năm tuổi, chiều cao 15,5m, chiều cao dưới cành 6,5m, thân tròn, thẳng, đường kính - 3ngang ngực 26cm. Thể tích cây tại thời điểm chặt hạ 0,295m , thấp hơn cây số 1 ở thời điểm 13 năm tuổigần 3,9 lần. Tăng trưởng đường kính trung bình 2,8cm/năm. Cây được trồng ở vị trí đất khô cằn hơn. Mặc dù kích thước của hai cây mẫu có sự chênh lệch đáng kể, v à khi giải tích cây cho thấy chúng chưađạt được tăng trưởng cực đại, cây vẫn còn trong thời gian tiếp tục phát triển, nhưng qua đó cho thấy: Látmêhicô thuộc loại cây gỗ lớn (tại vùng nguyên sản, cây có chiều cao trung bình 35m, có thể đến 40m,đường kính đến 60cm, có thể đến 2m (Anibal Niembro Rocas, 2003), mọc nhanh, tỷ lệ phần thân dưới cànhkhá lớn, thân tròn, thẳng, phẩm chất cao, đảm bảo tỷ lệ sử dụng cao. Những đặc điểm này tương tự nhưAnibal Niembro Rocas (2003) đã mô tả về cây ở v ùng phân bố chính.3.1.2. Một số tính chất vật lý và cơ họcKết quả một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ hai cây mẫu được tổng hợp ở bảng 1. Bảng 1. Một số tính chất cơ học và vật lý của gỗ cây mẫu Lát mêhicô T rị số Sai số Hệ số Độ Giá trị cực Giá trị Tính chất của TB biến trung bình chính tiểu cực đại cộng cộng động xác 467 479 489 1,1 1,3 0,2 KLTT (12%) kg/m3 440 501 557 5,7 5,7 1,1 0,34 0,39 0,44 0,00 7,0 1,3 Hệ số co rút thể tích 0,30 0,41 0,55 0,01 14,7 2,9 171 178 199 1,8 5,0 1,0 Độ hút nước (%) 167 187 205 2,7 6,9 1,5 303 346 382 4,2 6,7 1,2 Nén dọc (kG/cm2) 340 393 438 4,9 6,8 1,2 474 682 918 18,5 14,6 2,7 Kéo dọc (kG/cm2) 289 691 957 40,6 26,3 5,9 534 591 702 9,8 7,0 1,7 Uốn tĩnh xuyên tâm (kG/cm2) 584 683 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: