![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghiên cứu kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam về phát triển chương trình đào tạo giáo viên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam về phát triển chương trình đào tạo giáo viênJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0047Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 13-20This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Qua việc khảo cứu và tổng hợp các chương trình đào tạo giáo viên (GV) của một số nước trên thế giới, bài viết đã chốt lại một số vấn đề sau: Thứ nhất, xu hướng chung và cấp thiết hiện nay vẫn là xác định mô hình đào tạo GV theo hướng hình thành năng lực cho người học. Thứ hai, chương trình đào tạo GV cần được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của sinh viên (SV) với hệ thống năng lực và giá trị nghề nghiệp cụ thể. Thứ ba, qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn giáo dục ở nhà trường phổ thông (PT), thông qua các kì kiến tập, thực tập, SV được tiếp xúc tối đa với hoạt động dạy học ở trường PT, qua đó có thể quan sát, làm quen, củng cố kiến thức, hình thành năng lực cũng như bồi dưỡng tình cảm và giá trị nghề nghiệp cho tương lai. Thứ tư, cần chú trọng đến vấn đề tổ chức liên kết trách nhiệm giữa các cơ sở đào tạo với các trường PT thực hành. Thứ năm, chương trình đào tạo GV phải được thiết kế trong điều kiện quản lí chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ và quản lí Nhà nước về đào tạo GV để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của từng cơ sở đào tạo GV. Từ khóa: Chương trình đào tạo, năng lực nghề nghiệp, dạy học, giáo dục.1. Mở đầu Trong các yếu tố làm nên chất lượng của một nền giáo dục, có thể nói đội ngũ nhà giáo làyếu tố quyết định. Chất lượng của đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.Yêu cầu mới của thời đại đã đòi hỏi GV phải có những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mới.GV trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh cảm xúc, thái độ, hành vi,đảm bảo người học làm chủ được và biết ứng dụng tri thức học được vào cuộc sống bản thân, giađình, cộng đồng. Phẩm chất và năng lực đó của GV là mục tiêu chuẩn đầu ra của chương trình đàotạo GV. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, công nghệ thông tin bùng nổ, rấtthuận lợi cho việc tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới. Nghiên cứu kinhnghiệm các nước trên thế giới về chương trình đào tạo GV để vận dụng xây dựng chương trình đàotạo GV phù hợp với điều kiện và thực tiễn giáo dục Việt Nam là một việc làm rất cần thiết và cấpbách. Đã có một số công trình khoa học và Hội thảo quốc tế cũng như quốc gia bàn về vấn đề này.Năm 2009, tại Hà Nội, Dự án phát triển GV THPT và Trung cấp chuyên nghiệp đã tổ chức Hộithảo quốc tế, giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm, so sánh phân tích đào tạo GV ở một số nước trênthế giới [2, 4, 5, 6, 7]. Đề tài cấp Bộ “Quá trình đào tạo giáo viên ở một số nước và khả năng ápdụng vào Việt Nam”, mã số B. 2006-17-02 do Nguyễn Thanh Hoàn làm chủ nhiệm đã đưa ra quanNgày nhận bài: 1/2/2015. Ngày nhận đăng: 27/5/2015.Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com 13 Trương Thị Bíchniệm đào tạo GV là quá trình liên tục bao gồm cả đào tạo ban đầu và quá trình phát triển nănglực nghề nghiệp trong thực tiễn giáo dục [3]. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, bài viết đi sâutìm hiểu chương trình đào tạo của các nước Pháp, Úc, Đức, Trung Quốc, Malaysia. Qua đó, rút rađược các kết luận có giá trị như là các bài học kinh nghiệm để từ đó có thể vận dụng vào việc xâydựng chương trình đào tạo GV tại các trường đại học sư phạm Việt Nam: Xây dựng chương trìnhđào tạo dựa vào năng lực người học được quy định trong Chuẩn đầu ra; xác định mối liên kết tráchnhiệm giữa cơ sở đào tạo và trường PT Thực hành; xây dựng mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đào tạo giáo viên ở Pháp Trong lịch sử giáo dục của Pháp từ thế kỷ XIX, trường sư phạm được thiết lập trong mỗi đơnvị hành chính cấp tỉnh, cấp vùng (gọi tên là Học viện đại học đào tạo giáo viên (ĐH ĐTGV/IUFM)đào tạo giáo viên (ĐTGV) Tiểu học, GV phổ thông (Trung học cơ sở; Trung học phổ thông) vàđào tạo các cố vấn sư phạm. Từ năm 2008, các Học viện ĐTGV (IUFM) trở thành các “trườngthành viên thuộc trường ĐH” [6]. Chính phủ sẽ đưa ra mô hình đào tạo cùng với chương trình đàotạo giáo viên ở các IUFM này. Năm 2010 đánh dấu một sự thay đổi về tổ chức trong đào tạo giáoviên ở Pháp. Đội ngũ giáo viên trong các trường công được tuyển dụng sau khi hoàn thành chươngtrình thạc sĩ ở các trường đại học. Trước nă ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình đào tạo Năng lực nghề nghiệp Educational science Đào tạo giáo viên Đại học học sư phạm Chuẩn nghề nghiệpTài liệu liên quan:
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Thiết kế trang Web - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
6 trang 425 0 0 -
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 337 1 0 -
Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
6 trang 310 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Sáng tác mẫu trên phần mềm tin học - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 253 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 trang 193 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 180 0 0 -
Biểu mẫu Kế hoạch phát triển nghề nghiệp
2 trang 179 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đồ án cơ sở - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
7 trang 165 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Thiết kế trang phục 4 - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 164 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Thiết kế trang phục 3 - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
8 trang 163 0 0