Danh mục

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ ngành tài nguyên và môi trường

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.62 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ ngành tài nguyên và môi trường phân tích, làm rõ yêu cầu, nội dung của chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN tại các nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới; Xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN, phù hợp với thực tiễn và điều kiện cụ thể của nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ ngành tài nguyên và môi trường KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0181 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Nguyễn Đức Toàn *, Nguyễn Bình Minh 0F Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội TÓM TẮT Đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) là khâu đột phá trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Do đó, cần xây dựng chương trình bồi dưỡng dành riêng cho nhóm đối tượng này, tạo ra cách làm thống nhất, bài bản nhằm góp phần cải thiện đáng kể trình độ, năng lực của cán bộ KH&CN trong ngành và vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế công việc. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, cần nghiên cứu về công tác phát triển nhân lực KH&CN tại các nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới, với đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn sâu, kỹ năng nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN chuyên nghiệp. Qua đó, phân tích nhằm làm rõ mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản của chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN. Trên cơ sở này, xây dựng các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ KH&CN chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn và điều kiện cụ thể của ngành TN&MT nước ta, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại về TN&MT. Từ khóa: Chương trình bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường. 1. MỞ ĐẦU Xét về bản chất, cán bộ KH&CN ngành TN&MT thuộc nhóm “nhân lực KH&CN”. Theo quan điểm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), nhân lực KH&CN là tổng số những người trực tiếp tham gia hoạt động KH&CN, gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên hỗ trợ [21]. Ở nước ta, phát triển nhân lực KH&CN luôn là vấn đề quan trọng được nêu rõ trong các đường lối, chủ trương của Đảng [1], chính sách, pháp luật của Nhà nước [8] và định hướng, chiến lược KH&CN quốc gia [3]. Nhìn về tổng thể, số lượng nhân lực KH&CN của nước ta không phải ít so với quy mô dân số cũng như so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chất lượng còn bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tăng cường và khai thác hiệu quả năng lực của đội ngũ cán bộ KH&CN. Do đó, cần thiết phải có chính sách phù hợp cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN một cách bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước [9], thể hiện sự quan tâm và quyết tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: toantnmt@gmail.com 271 Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Đức Toàn quốc gia. Trong đó, TN&MT được xác định là một trong số các ngành ưu tiên, cần tập trung đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN. Trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã quan tâm, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN, phục vụ định hướng phát triển ngành trong thời kỳ đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững đất nước. Mặc dù đã đạt được một số kết quả ban đầu đáng ghi nhận như xây dựng, ban hành và bước đầu triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ KH&CN Bộ TN&MT [4], tuy nhiên, so với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt là việc chưa xây dựng được hệ thống chương trình chuẩn hóa, chất lượng cao, giúp tạo ra cách làm thống nhất, bài bản hơn nhằm góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ KH&CN của ngành, vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị vào thực tế công việc. Hiện nay, nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần nghiên cứu về công tác phát triển nhân lực KH&CN tại các nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới, với đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn sâu, kỹ năng nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN chuyên nghiệp. Qua đó, phân tích nhằm làm rõ mục đích, yêu cầu và các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: