Tài liệu "Tìm hiểu Luật Hộ tịch năm 2014" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề chung về quản lý và đăng ký hộ tịch; Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã; Đăng ký hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp huyện;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu Luật Hộ tịch năm 2014: Phần 1
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chñ tÞch Héi ®ång
PGS.TS. NguyÔn ThÕ Kû
Phã Chñ tÞch Héi ®ång
TS. Hoµng phong hµ
Thµnh viªn
TrÇn quèc d©n
TS. NguyÔn ®øc tµi
TS. NguyÔn An Tiªm
nguyÔn vò thanh h¶o
34 (V) 4
M· sè:
CTQG-2015
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên của chính quyền các cấp nhằm theo dõi thực
trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó Nhà
nước có trách nhiệm bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng
các chính sách về kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, dân số -
kế hoạch hóa gia đình, v.v..
Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Việc
đăng ký hộ tịch là cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện quản
lý dân cư đồng thời phục vụ cho các hoạt động quản lý
của Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng khác như:
an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, v.v.. Mọi
sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời và
chính xác.
Luật hộ tịch năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII,
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20-11-2014 với nhiều
điểm mới căn bản so với các quy định trước đây thể
hiện tầm quan trọng không thể thay thế của công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch. Luật có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01-01-2016 để thay thế các quy định trước
đây của pháp luật về hộ tịch. Ngoài ra, việc quản lý và
5
đăng ký hộ tịch còn liên quan đến nhiều quy định của
Bộ luật dân sự, Luật cư trú, Luật hôn nhân và gia
đình, Luật quốc tịch, Luật nuôi con nuôi...
Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc ở địa bàn xã, phường,
thị trấn muốn tìm hiểu thông tin pháp luật về vấn đề nêu
trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản
cuốn sách Tìm hiểu Luật hộ tịch năm 2014.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 7 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
6
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
Câu hỏi 1. Hộ tịch là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật hộ tịch
đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
20 tháng 11 năm 20141 (sau đây gọi là Luật hộ
tịch năm 2014) thì: “Hộ tịch là những sự kiện
được quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch, xác
định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi
sinh ra đến khi chết”.
Theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch năm
2014 thì, những sự kiện về hộ tịch, gồm: khai
sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay
đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ
sung thông tin hộ tịch; khai tử. Việc thay đổi hộ
tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, như: thay đổi quốc
tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính;
nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
___________
1. Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2016.
7
ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận
việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc
hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hoặc các
sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết
hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha,
mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử
của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài và các việc hộ
tịch khác theo quy định của pháp luật.
Những sự kiện này được coi là sự kiện cơ bản
và cần được Nhà nước ghi nhận bởi vì, chúng sẽ
làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ pháp lý khác của cá nhân, công dân.
Ví dụ 1: Sự kiện một đứa trẻ được sinh ra
làm phát sinh các quyền của đứa trẻ đó, như:
quyền được có họ, tên, quốc tịch, quyền được xác
định ai là cha, mẹ của mình và được chính cha,
mẹ mình nuôi dưỡng, chăm sóc...
Ví dụ 2: Sự kiện kết hôn của hai người (nam, nữ)
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ về hôn nhân
giữa họ với nhau... hoặc sự kiện chết của một người
làm chấm dứt phần lớn các quyền và nghĩa vụ
nhân thân của người đó, đồng thời làm phát sinh
các quyền về thừa kế của những người khác đối
với di sản của người chết...
Chú ý: Hiện nay, việc đăng ký kết hôn; nhận
cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài được thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 24/2013/NĐ-CP
8
ngày 28-3-2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia
đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài và Thông tư số 22/2013/TT-BTP ngày
31-12-2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
24/2013/NĐ-CP ngày 28-3-2013.
Việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện theo
Luật nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
Câu hỏi 2. Đăng ký hộ tịch là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật hộ
tịch năm 2014 thì, đăng ký hộ tịch là việc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ
hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở
pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
a) Xác nhận là hành vi xác nhận vào Sổ hộ tịch
các sự kiện hộ tịch, gồm: khai sinh; kết hôn; giám
hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch,
xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
khai tử.
Hành vi xác nhận này được biểu hiện bằng
hành động cụ thể là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (ở đây là cơ quan có thẩm quyền đăng ký
hộ tịch) ghi các sự kiện hộ tịch nói trên vào sổ gốc
9
(Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn, Sổ
khai tử...) và cấp cho đương sự Giấy chứng nhận
về các sự kiện đó.
b) Căn cứ vào bản án, quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, Ghi vào Sổ hộ tịch các
việc: thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác
định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc
nuôi con nuôi; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp
luật, công n ...