Danh mục

Nghiên cứu mô hình tựa luật xây dựng hệ thống tính toán đảm bảo hậu cần - kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến lược

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo với phương pháp biểu diễn và suy luận sử dụng giải thuật suy luận tựa luật. Thông qua việc biểu diễn luật kết hợp cơ chế suy luận tựa luật cho các nguyên tắc tác chiến của Nghệ thuật Quân sự Việt nam, bài báo xây dựng mô hình tính toán đảm bảo hậu cần - kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến lược, góp phần làm thông minh hóa hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác của người chỉ huy và cơ quan trong hoạt động tác chiến chiến dịch - chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mô hình tựa luật xây dựng hệ thống tính toán đảm bảo hậu cần - kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến lược Công nghệ thông tin NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỰA LUẬT XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÍNH TOÁN ĐẢM BẢO HẬU CẦN - KỸ THUẬT CHO TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH - CHIẾN LƯỢC Nguyễn Long1*, Nguyễn Đức Định2, Hoàng Văn Toàn2, Vũ Minh Thông3 Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thành tựu nổi bật của nó trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý đã mang lại nhiều thay đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kỹ thuật số, yếu tố cốt lõi để tạo lên sự đột phá của cuộc CMCN 4.0 chính là Trí tuệ nhân tạo (AI), Thế giới vạn vật (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data) …Nhờ những đặc điểm cốt lõi đó làm cho các lĩnh vực hướng đến tính thông minh, tự động hóa làm tối giản công việc của con người mang lại hiệu quả lao động cao hơn. Trí tuệ nhân tạo, là khoa học nghiên cứu xem làm thế nào để máy tính có thể thực hiện những công việc mà hiện con người còn làm tốt hơn máy tính [Rich anh Knight (1991)]. Trí tuệ nhân tạo làm các hệ thống “thông minh” hơn bằng khả năng suy luận, thực hiện công việc dựa trên tri thức con người được mô hình hóa và “đào tạo” cho các hệ thống đó. Trong những năm gần đây, CNTT đã tạo ra nhiều sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, với thành tựu của CMCN 4.0, tạo điều kiện cũng như đòi hỏi các hệ thống CNTT càng phải thông minh hơn, tinh xảo hơn, đó chính là việc xây dựng cơ chế khai thác tri thức con người áp dụng cho các hệ thống CNTT. Bài báo này, chúng tôi nghiên cứu lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo với phương pháp biểu diễn và suy luận sử dụng giải thuật suy luận tựa luật. Thông qua việc biểu diễn luật kết hợp cơ chế suy luận tựa luật cho các nguyên tắc tác chiến của Nghệ thuật Quân sự Việt nam, bài báo xây dựng mô hình tính toán đảm bảo hậu cần - kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến lược, góp phần làm thông minh hóa hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác của người chỉ huy và cơ quan trong hoạt động tác chiến chiến dịch - chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Từ khóa: Mô hình tựa luật, Đảm bảo hậu cần, Đảm bảo kỹ thuật, Tác chiến chiến dịch – chiến lược. 1. GIỚI THIỆU Với mục đích gắn kết giữa dữ liệu tri thức, lưu trữ, xây dựng quan hệ liên kết, xử lý tri thức, qua đó sử dụng để luận giải các bài toán. Trước hết chúng ta cần phải mô hình hóa, biễu diễn tri thức, đây là công việc rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc phân tích, thiết kế các hệ thống thông minh, hay nói cách khác là các hệ thống hỗ trợ ra quyết định, hệ chuyên gia. Việc lựa chọn phương pháp biểu diễn tri thức hiệu quả, phù hợp sẽ là nhân tố tạo nên các hệ thống máy thông minh, phỏng theo suy luận của con người trong lĩnh vực cụ thể. Bài báo này, chúng tôi phân tích các phương pháp biểu diễn tri thức và lựa chọn phương pháp phù hợp áp dụng cho bài toán thực tế là tính toán đảm bảo Hậu cần - Kỹ thuật trong tác chiến chiến dịch - chiến lược. Phần 2, chúng tôi sẽ tóm lược phương pháp biểu diễn tri thức tựa luật; Phần 3, chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống tựa luật dựa trên phương pháp biểu diễn tri thức dưới dạng luật và thử nghiệm trên mô hình 36 N. Long, …, V. M. Thông, “Nghiên cứu mô hình … cho tác chiến chiến dịch – chiến lược.” Nghiên cứu khoa học công nghệ bải toán tính toán đảm bảo Hậu cần - Kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến lược. Cuối cùng là bình luận và kết luận. 2. PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN TRI THỨC TỰA LUẬT SINH 2.1. Khái niệm Trước hết, tri thức được định nghĩa là sự hiểu biết của người trong một phạm vi, lĩnh vực nào đó; được xem xét theo các mục tiêu hay các vấn đề nhất định. Tri thức thường được phân loại theo các dạng sau: - Tri thức khai báo: cho biết một vấn đề được thấy như thế nào, tri thức này bao gồm các phát biểu đơn giản, dưới dạng các khẳng định logic đúng hoặc sai. Tri thức khai báo cũng có thể là một danh sách các khẳng định nhằm mô tả đầy đủ hơn về đối tượng hay một khái niệm nào đó. - Tri thức cấu trúc: mô tả tri thức theo cấu trúc, tri thức này mô tả mô hình tổng quan hệ thống theo quan điểm của chuyên gia, bao gồm khái niệm, khái niệm con và các đối tượng; diễn tả chức năng và mối liên hệ giữa các tri thức dựa theo cấu trúc. - Tri thức thủ tục: mô tả cách thức giải quyết một vấn đề, tri thức này đưa ra giải pháp để thực hiện một công việc nào đó. Các dạng tri thức thủ tục tiêu biểu là các luật, chiến lược, lịch trình và thủ tục. - Tri thức meta: mô tả tri thức về tri thức, tri thức này giúp lựa chọn tri thức thích hợp nhất trong số các tri thức khi giải quyết một vấn đề. Các chuyên gia sử dụng tri thức này để điều chỉnh hiệu quả giải quyết vấn đề bằng cách hướng các lập luận về miền tri thức có khả năng cao hơn. Phương pháp biểu diễn tri thức là phương pháp mã hóa tri thức trong cơ sở dữ liệu của các hệ thống tri thức. Đây là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu thảo luận, đề xuất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (hay trí tuệ tính toán), và cả trong khoa học nhận thức. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, phương pháp mã hóa cần đáp ứng các hệ thống có thể sử dụng tri thức để xử lý, suy luận như con người. Phương pháp tổ chức dữ liệu tri thức trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng được tham chiếu từ khoa học nhận thức, đó là vấn đề về lưu trữ và xử lý thông tin. 2.2. Biểu diễn tri thức tựa luật sinh Newell và Simon đã công bố phương pháp biểu diễn tri thức bằng luật sinh [1] trong quá trình xây dựng một hệ giải bài toán tổng quát. Công bố là phương pháp biểu diễn tri thức có cấu trúc dựa trên ý tưởng xây dựng cấu trúc bằng cặp điều kiện và hành động được minh họa dạng: “Nếu điều kiện xảy ra thì hành động sẽ được thi hành”. Ví dụ: “Nếu độ che phủ của đường cơ động kém thì hành quân vào ban đêm”. Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: