Danh mục

Nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh phân phì đại tuyến tiền liệt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 393.93 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh phổ biến ở các nước phát triển có tuổi thọ cao, thường gặp ở những người 50 tuổi trở lên. Sự chèn ép tổ chức khối tăng sinh vào đường niệu là nguyên nhân gây cản trở đường niệu và là điều kiện thuận lợi gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở 71 bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh phân phì đại tuyến tiền liệt nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH PHÂN PHÌ ĐẠI TUYẾN TIỀN LIỆT Ngô Tuấn Minh*, Lê Việt Thắng* *Bệnh viện Quân Y 103 TÓM TẮT Nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở 71 bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt. Kết quả cho thấy: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan với tuổi, nhóm tuổi trên 75 có tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn nhóm tuổi dưới 75, p nghiên cứu khoa học Bệnh nhân được khai thác các tuổi, điểm chất lượng cuộc sống sử dụng bảng khuyến cáo IPSS, điểm Qol, xét nghiệm sinh hóa máu, phân của Hội nghị tiết niệu quốc tế - 1991 QoL (Quality tích nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu. of life). Chẩn đoán PĐTTL theo Hội tiết niệu thận học Phân độ thể tích nước tiểu tồn dư (PVR) theo Việt Nam năm 2013) [1]: đồng thuận quốc tế lần thứ 5 về tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt [4]. Đánh giá và phân chia mức độ tình trạng tắc nghẽn bằng bảng điểm đánh giá IPSS III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (International Prostatic Symptomatic Score). Tuổi trung bình 71,44 ± 8,06 tuổi, thời gian Đánh giá mức độ ảnh hưởng của PĐTTL đến phát hiện bệnh trung bình 4,5 ± 3,1 năm. 1. Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt Bảng 1. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tuổi NKTN (n=11) Không NKTN (n=60) Đặc điểm p OR Số BN % Số BN % Tuổi ≥ 75 (n=23) 7 30,4 16 69,6 < 0,05 4,81 Tuổi < 75 (n=48) 4 8,3 60 91,7 Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu tăng theo tuổi, do tuổi càng cao, bàng quang giảm khả năng tống nước tiểu khi nằm lâu hoặc do các bệnh thần kinh, giảm tiết protein Tamm Horfall, tuyến tiền liệt phì đại và giảm các yếu tố diệt khuẩn. Nhóm bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên có khả năng bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn 4,81 lần so với nhóm tuổi nhỏ hơn 75 tuổi, với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Hồng cũng cho thấy, các bệnh nhân có nhóm tuổi càng cao thì càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu [3]. Tác giả Rowe T.A., Juthani-Mehta M. nghiên cứu về NKĐTN ở người già nhận định tuổi cao là yếu tố nguy cơ của NKĐTN (2014) [9], nghiên cứu của các tác giả Deville W, Yzermans J và cộng sự [7], Teresa Raposo, Antonio Rodrigues, Adelaide Almeida [8] cũng cho kết quả tương tự. Biểu đồ 1. So sánh mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS giữa hai nhóm có NKĐTN và không NKĐTN Điểm IPSS trung bình của nhóm có NKTN là 22,1 ± 6,8 cao hơn nhóm không có NKTN 12,4 ± 5,5, có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Các bệnh nhân có NKTN có triệu chứng đường tiểu dưới nặng hơn, thường xuyên hơn nhóm BN không có NKTN, tình trạng tắc nghẽn đường niệu nặng nề hơn. Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 197 nghiên cứu khoa học Biểu đồ 2. So sánh diểm chất lượng cuộc sống QoL giữa hai nhóm có NKĐTN và không NKĐTN Điểm chất lượng cuộc sống QoL ở nhóm có nhiễm khuẩn đường tiết niệu (5,1± 0,9) cao hơn so với nhóm không có nhiễm khuẩn đường tiết niệu (2,9 ± 0,9), có ý nghĩa với p < 0,001. Do phải trải qua tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn, các triệu chứng rối loạn tiểu tiện nặng nề nên điểm QoL trung bình ở nhóm có NKTN rất cao. 2. Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt Bảng 2. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tình trạng giảm albumin máu Nhóm NKTN (n=11) Không NKTN (n=60) OR, p Albumin máu Số BN % Số BN % Giảm (n=19) 6 31,6 13 68,4 OR=4,34 Bình thường (n=52) 5 9,6 47 90,4 p< 0,05 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: