Danh mục

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng rau mầm họ Cải (Brassicaceae) tại thành phố Thanh Hóa

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.42 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng rau mầm họ Cải (Brassicaceae) tại thành phố Thanh Hóa" nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình sản xuất rau cải mầm, góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng rau mầm họ Cải (Brassicaceae) tại thành phố Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG RAU MẦM HỌ CẢI (BRASSICACEAE) TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA Lê Văn Ninh1, Nguyễn Thị Hòe2 TÓM TẮT Sản xuất rau mầm đã đáp ứng được nhiều vấn đề còn tồn tại trong sản suất rau an toàn và đã được nhiều nơi áp dụng. Rau mầm là loại rau thu hoạch sau khi hạt nảy mầm được từ 4 ­ 10 ngày tuỳ thuộc vào từng loại giống rau [1]. Rau mầm là một loại rau dễ sản xuất, không yêu cầu diện tích lớn, phù hợp với những gia đình có diện tích canh tác nhỏ [4]. Trong quá trình sản xuất rau mầm giá thể phù hợp nhất là mùn rơm rạ và lượng giống gieo (cải củ trắng và cải củ đỏ là 320g/m2; cải ngọt là 160g/m2) là phù hợp nhất cho rau mầm họ cải sinh trưởng, phát triển vừa cho chất lượng rau mầm tốt vừa đưa lại hiệu quả kinh tế cao (lãi thuần của rau mầm cải ngọt: 43.230 đ/m2; rau mầm cải đỏ: 77.460 đ/m2; rau mầm cải trắng: 81.450 đ/m2). Ngoài ra giá thể làm bằng mùn rơm rạ có thể tái sử dụng làm phân bón hữu cơ cho các loại cây trồng khác. Thời gian thu hoạch rau mầm họ Cải tốt nhất là 7 ngày sau gieo để đảm bảo các chất dinh dưỡng (vitamin, chất chống oxy hóa cao...) trong rau mầm đạt hàm lượng cao nhất. Từ khóa: Giá thể, rau mầm họ cải, sản xuất rau mầm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sản xuất rau mầm đã đáp ứng được nhiều vấn đề còn tồn tại trong sản suất rau an toàn và đã được nhiều nơi áp dụng. Rau mầm là loại rau thu hoạch sau khi hạt nảy mầm được từ 4 ­ 10 ngày tuỳ thuộc vào từng loại rau [2]. Rau mầm là một loại rau dễ sản xuất, không yêu cầu diện tích lớn, phù hợp với những gia đình có diện tích canh tác nhỏ [3].Tại Thanh Hóa sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún chưa đưa ra được quy trình cũng như chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng rau mầm họ Cải (Brassicaceae) tại thành phố Thanh Hóa nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình sản xuất rau cải mầm, góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Giống: 3 loài rau họ Cải là: Cải củ trắng, Cải ngọt, Cải củ đỏ do công ty Phú Nông cung cấp. 1 2 Giảng viên khoa Nông ­ Lâm ­ Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức Trung tâm Chuyển giao công nghệ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa 59 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 Giá thể: Cát sạch: rửa sạch mùn đất sau đó phơi khô. Vụn xơ dừa: ngâm nước để loại bỏ chất tannin, sau đó phơi khô và nghiền nhỏ. Mùn rơm rạ: rơm rạ khô xử lý nước vôi trong, rửa sạch, vắt ráo và đưa vào ủ kín cùng chế phẩm sinh học EM khoảng 2 tháng, khi hoai mục hoàn toàn thì đưa vào sử dụng. Đất sạch VRAT (do Công ty VRAT sản xuất): 80% mùn xử lý: 20% phân giun quế. Dụng cụ: Bạt che, bìa cứng, cân điện tử, bình phun nước và một số dụng cụ cần thiết khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí trên khay, trong nhà có mái che. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại với 3 loại hạt giống rau. Mỗi lần nhắc lại là 3 khay, diện tích 1 khay là: dài 0,60m x rộng 0,42m = 0,2520m2. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, năng suất và tỉ lệ thương tổn rau mầm họ Cải vụ Xuân năm 2015. Công thức 1 2 3 4 (đ/c) Giá thể Cát sạch: Xơ dừa = 1:1 Xơ dừa: Đất RAT = 1:1 Mùn rơm rạ Đất VRAT Lượng hạt giống gieo là 280g/m2 (Củ cải đỏ và Củ cải trắng); 140g/m2 (đối với Cải ngọt) thu hoạch: 7 ngày sau gieo. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng hạt giống đến sinh trưởng, năng suất và tỉ lệ thương tổn rau mầm họ Cải vụ Xuân năm 2015. Công thức 1 2 3 (đ/c) 4 Củ cải trắng: Củ cải đỏ (g/m2) Cải ngọt (g/m2) 200 100 240 120 280 140 320 160 Giá thể của là mùn rơm rạ và thu hoạch vào ngày thứ 7 sau gieo Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến năng suất và chất lượng rau mầm họ Cải trong vụ Xuân năm 2015. Công thức 1 2 3(đ/c) 4 60 Thời gian thu hoạch 4 ngày 6 ngày 7 ngày 8 ngày TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 Giá thể là mùn rơm rạ, lượng hạt giống gieo là 320g/m2 (Cải đỏ; Cải trắng); 160g/m2 (Cải ngọt). 2.2.2. Phương pháp theo dõi và phương pháp phân tích các chỉ tiêu a) Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh lý Ngày gieo, ngày thu hoạch. Tỷ lệ nảy mầm: thời gian bắt đầu mọc (mọc 10%): 1 khay lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên 2 đường chéo, mỗi điểm theo dõi 0,2 cm2. Thời gian kết thúc mọc mầm (mọc 90%). Chiều cao cây: Được tính từ mặt giá thể đến múp lá cao nhất, 01 ngày theo dõi 1 lần, theo dõi 5 điểm/khay trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm theo dõi 3 cây. Tỉ lệ thương tổn (%): xác định bằng cách đo đếm diện tích bị thương tổn thực tế so với diện tích gieo. Năng suất thực thu toàn công thức (g/khay, g/m2): cân khối lượng rau sau khi thu hoạch. Một số chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, hình thái lá, thân mầm...): phương pháp đánh giá hội đồng. b) Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh Các chỉ tiêu hóa sinh được tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Nông ­ Lâm ­ Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức. Hàm lượng vitamin C: được xác định bằng phương pháp chuẩn độ Iod theo (TC VN 6427­2­1998). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của loại giá thể khác nhau đến sinh trưởng của rau mầm họ Cải 3.1.1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Tỷ lệ nảy mầm phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ, khi có sự thay đổi về độ ẩm thì tỷ lệ nảy mầm của các giống hạt có sự thay đổi [5]. Trên các giá thể khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm của các giống cải cũng khác nhau. Bảng 1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của rau mầm họ Cải (Đơn vị tính: %) Giống rau Cải ngọt Công thức Giá thể Sau gieo 12h Sau gieo 24h Sau gieo 36h Thành cây khi thu hoạch 1 CS: XD (1:1) 29.80 55.54 86.30 87.00 2 XD: Đ VRAT (1:1) 28.90 55.40 91.04 92.00 3 Mùn r ...

Tài liệu được xem nhiều: