Danh mục

Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H'Mong từ 15 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là xác định một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong ở vùng cao tỉnh Yên Bái. Nghiên cứu được tiến hành trên 1694 người (851 nam và 843 nữ) có độ tuổi từ 15 đến 17. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’Mong từ 15 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 132-143 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CƠ BẢN CỦA TRẺ EM DÂN TỘC KINH VÀ H’MONG TỪ 15 ĐẾN 17 TUỔI TẠI TỈNH YÊN BÁI Trần Long Giang và Mai Văn Hưng Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là xác định một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong ở vùng cao tỉnh Yên Bái. Nghiên cứu được tiến hành trên 1694 người (851 nam và 843 nữ) có độ tuổi từ 15 đến 17. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, vòng đầu, vòng cổ, vòng cánh tay trái duỗi, vòng bụng qua rốn, vòng mông, chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index - BMI) của trẻ em ở lứa tuổi này vẫn tăng. Các chỉ số nhân trắc trên của trẻ em dân tộc Kinh đều lớn hơn so với trẻ em dân tộc H’mong. Chỉ số pignet của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong đều thuộc loại trung bình yếu. Các chỉ số hình thái của trẻ em dân tộc Kinh có giá trị tốt hơn so với các giá trị tương ứng được nêu trong tài liệu Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ 20 của Bộ Y tế và trong các nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây. Trong khi đó các chỉ số này ở trẻ em người dân tộc H’mong là thấp hơn và tương đương. Từ khóa: Chỉ số nhân trắc, dân tộc thiểu số, trẻ em. 1. Mở đầu Nghiên cứu các chỉ số nhân trắc, sự tăng trưởng và phát triển cơ thể con người đã trở thành môn khoa học được nhiều nhà khoa học quan tâm. Những nghiên cứu này với mục đích tạo cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp nhằm năng cao sức khỏe, thể lực cho cộng đồng ở vùng nghiên cứu, đáp ứng việc phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu các chỉ số nhân trắc là một bộ phận trong quá trình nghiên cứu các lĩnh vực về phát triển con người, làm cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về số đo, kích thước nhằm chế tạo, sản xuất công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt hàng ngày. Ngày nhận bài: 10/3/2014. Ngày nhận đăng: 19/5/2014. Tác giả liên lạc: Mai Văn Hưng, địa chỉ e-mail: hungmv@vnu.edu.vn 132 Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi... Đồng thời, việc đánh giá thể trạng, dinh dưỡng, thể lực và sức khỏe nhằm mục đích tìm ra những biến đổi hình thái thể lực của cơ thể con người qua từng giai đoạn, từng nhóm tuổi, từng chủng dân tộc. Từ đó có những giải pháp khắc phục những yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi giống của của con người. Những nghiên cứu về các chỉ số nhân trắc và thể lực của các tác giả Việt Nam trước đây đã có ý nghĩa quan trọng và được coi như kim chỉ nam trong nghiên cứu về người được thể hiện trong cuốn Hằng số sinh học người Việt Nam [2] và cuốn Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, thế kỷ XX [1]. Nhằm đánh giá đặc điểm các chỉ số nhân trắc và thể lực của trẻ em theo vùng sinh thái giai đoạn đầu thế kỷ 21, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục đích có được các giá trị nhân trắc cơ bản của trẻ em người dân tộc Kinh và H’mong lứa tuổi 15 đến 17 ở Yên Bái, góp phần cung cấp các dữ liệu khoa học phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp trong việc nâng cao chất lượng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu trên 1694 trẻ (851 nam và 843 nữ) thuộc 2 dân tộc vùng cao Kinh và H’mông có độ tuổi từ 15 đến 17 ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Đối tượng nghiên cứu không có bệnh mạn tính và không mang dị tật hình thái. * Phương pháp nghiên cứu: Các chỉ số nghiên cứu gồm chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, vòng cổ, vòng đầu, vòng cánh tay trái duỗi, vòng bụng, vòng mông, chỉ số BMI và Pignet. Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, dân tộc và giới tính Tuổi Giới tính Dân tộc Tổng Kinh H’mông 15 Nam 142 140 282 Nữ 143 140 283 16 Nam 145 142 287 Nữ 140 140 280 17 Nam 141 141 282 Nữ 141 139 280 Tổng 852 842 1694 Nghiên cứu các chỉ số nói trên đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: