Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài re hương (Cinnamomum parthenoxylon) tại vườn quốc gia Bạch Mã
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.56 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Re hương tại Vườn Quốc gia Bạch Mã phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát triển loài một cách hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài re hương (Cinnamomum parthenoxylon) tại vườn quốc gia Bạch MãTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI RE HƯƠNG(Cinnamomum parthenoxylon) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃLê Thị Diên, Phạm Minh Toại, Lê Phú ÁnhTrường Đại học Nông Lâm, Đại học HuếLê Doãn AnhVườn Quốc gia Bạch MãTÓM TẮTCây Re Hương là một loài cây quí, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài câynày hiện đã bị khai thác một cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái sinh tự nhiên của Rehương rất ít nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứutổ thành tầng cây cao và nghiên cứu tái sinh trong lâm nghiệp, chúng tôi đã xác định được tạicác lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng (từ 21-39loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ,Hoàng đàn, Chân chim... với mật độ dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha, nguồn gốc cây tái sinhchủ yếu là hạt với đa số cây có phẩm chất tốt. Với số lượng chỉ có 7 cây trên 40 ô dạng bản códiện tích mỗi ô 25m2, cây tái sinh Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành loài.Mặc dù vậy, số lượng chồi Re hương tái sinh trên mỗi gốc là rất lớn. Phần lớn các cây tái sinhRe hương có phẩm chất tốt, nên mặc dù chưa nằm trong nhóm các cây tái sinh có triển vọngnhưng các cây này vẫn có khả năng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ cây Re hươngtrong tương lai nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt. Cần có kế hoạch tạo giống cây từ hạt phục vụcho hoạt động khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây Re hương tại cácvùng phân bố tự nhiên của chúng.1. Đặt vấn đềThiên nhiên nhiệt đới Việt Nam đã tạo ra hệ thực vật đa dạng, đa lợi ích. Hiệnnay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Với hơn 19 triệu hecta rừng vàđất rừng, hệ thực vật này là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước, thểhiện rõ lợi thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản xuất khác. Trong tập đoàncác loài cây đa mục đích đã được định danh ở Việt Nam, cây Re hương (Cinnamomumparthenoxylum (Jack) Meissn) là loài cây có triển vọng đem lại giá trị kinh tế cao trongtương lai, đặc biệt cho những người dân nghèo sống ở vùng núi.Cây Re Hương (Cinnamomum parthenoxylum (Jack) Meissn) thuộc họ Long não(Lauraceae) là một loài cây quí, đa tác dụng. Hiện tại nó được xếp vào loại rất nguy cấp33(CR) ở cấp quốc gia trong danh lục đỏ của IUCN (Ver 2.3) và trong Sách đỏ Việt Nam(1996). Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ dùng cho chế biến các sản phẩm mỹnghệ, gốc rễ dùng để sản xuất tinh dầu xá xị. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạtđộng khai thác trái phép loài cây này ở Việt Nam đang trở thành điểm nóng (Lê TrọngTrải và cộng tác viên, 1999). Ngoài ra, việc chưng cất tinh dầu re hương đã gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trong khu vực và gây phức tạp cho côngtác quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù có giá trị kinh tế và bảo tồn cao như vậy, nhưng nhữngnghiên cứu về loài cây này ở trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu. Phầnlớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài màchưa đi sâu nghiên cứu nhiều về các đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảotồn loài. Đặc biệt, vấn đề tái sinh tự nhiên của Re hương rất kém, số lượng cây ngoài tựnhiên ngày càng giảm nên vấn đề bảo tồn loài này là rất cần thiết (Huỳnh Văn Kéo, NgôViết Nhơn, 2006).Bài báo này nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm tái sinh tự nhiên củaloài Re hương tại Vườn Quốc gia Bạch Mã phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát triểnloài một cách hiệu quả.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu2.1. Nội dung nghiên cứu(+) Nghiên cứu tổ thành tầng cây cao tại các lâm phần có Re hương phân bố;(+) Nghiên cứu tổ thành cây gỗ tái sinh tại các lâm phần có Re hương phân bố;(+) Đánh giá mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh;(+) Đánh giá triển vọng cây tái sinh.2.2. Phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở các tài liệu kế thừa từ các cán bộ kỹ thuật của vườn, chúng tôi xácđịnh được các khu phân bố của Re hương. Đây là một loài cây quý hiếm, đã bị khai thácvới cường độ lớn trong quá khứ nên số lượng quần thể loài và mức độ bắt gặp ngoài tựnhiên là rất thấp. Vì vậy, việc lập các ô tiêu chuẩn không thể tiến hành một cách ngẫunhiên, mà được lập dựa vào vị trí phân bố của Re hương. Trên mỗi trạng thái rừng có Rehương phân bố chúng tôi tiến hành lập hai ô tiêu chuẩn:- Ô tiêu chuẩn số 1 và 2 được lập tại trạng thái rừng IIB thuộc tiểu khu 386.- Ô tiêu chuẩn số 3 và 4 được lập tại trạng thái rừng IIIA1 thuộc tiểu khu 231.- Ô tiêu chuẩn số 5 và 6 được lập tại trạng thái rừng IIIA2 thuộc tiểu khu 386.- Ô tiêu chuẩn số 7 và 8 được lập tại trạng thái rừng IIIA3 thuộc tiểu khu 231.Mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2 (50m x 50m). Tiến hà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài re hương (Cinnamomum parthenoxylon) tại vườn quốc gia Bạch MãTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI RE HƯƠNG(Cinnamomum parthenoxylon) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃLê Thị Diên, Phạm Minh Toại, Lê Phú ÁnhTrường Đại học Nông Lâm, Đại học HuếLê Doãn AnhVườn Quốc gia Bạch MãTÓM TẮTCây Re Hương là một loài cây quí, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài câynày hiện đã bị khai thác một cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái sinh tự nhiên của Rehương rất ít nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứutổ thành tầng cây cao và nghiên cứu tái sinh trong lâm nghiệp, chúng tôi đã xác định được tạicác lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng (từ 21-39loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ,Hoàng đàn, Chân chim... với mật độ dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha, nguồn gốc cây tái sinhchủ yếu là hạt với đa số cây có phẩm chất tốt. Với số lượng chỉ có 7 cây trên 40 ô dạng bản códiện tích mỗi ô 25m2, cây tái sinh Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành loài.Mặc dù vậy, số lượng chồi Re hương tái sinh trên mỗi gốc là rất lớn. Phần lớn các cây tái sinhRe hương có phẩm chất tốt, nên mặc dù chưa nằm trong nhóm các cây tái sinh có triển vọngnhưng các cây này vẫn có khả năng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ cây Re hươngtrong tương lai nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt. Cần có kế hoạch tạo giống cây từ hạt phục vụcho hoạt động khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây Re hương tại cácvùng phân bố tự nhiên của chúng.1. Đặt vấn đềThiên nhiên nhiệt đới Việt Nam đã tạo ra hệ thực vật đa dạng, đa lợi ích. Hiệnnay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Với hơn 19 triệu hecta rừng vàđất rừng, hệ thực vật này là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước, thểhiện rõ lợi thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản xuất khác. Trong tập đoàncác loài cây đa mục đích đã được định danh ở Việt Nam, cây Re hương (Cinnamomumparthenoxylum (Jack) Meissn) là loài cây có triển vọng đem lại giá trị kinh tế cao trongtương lai, đặc biệt cho những người dân nghèo sống ở vùng núi.Cây Re Hương (Cinnamomum parthenoxylum (Jack) Meissn) thuộc họ Long não(Lauraceae) là một loài cây quí, đa tác dụng. Hiện tại nó được xếp vào loại rất nguy cấp33(CR) ở cấp quốc gia trong danh lục đỏ của IUCN (Ver 2.3) và trong Sách đỏ Việt Nam(1996). Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ dùng cho chế biến các sản phẩm mỹnghệ, gốc rễ dùng để sản xuất tinh dầu xá xị. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạtđộng khai thác trái phép loài cây này ở Việt Nam đang trở thành điểm nóng (Lê TrọngTrải và cộng tác viên, 1999). Ngoài ra, việc chưng cất tinh dầu re hương đã gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trong khu vực và gây phức tạp cho côngtác quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù có giá trị kinh tế và bảo tồn cao như vậy, nhưng nhữngnghiên cứu về loài cây này ở trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu. Phầnlớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài màchưa đi sâu nghiên cứu nhiều về các đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảotồn loài. Đặc biệt, vấn đề tái sinh tự nhiên của Re hương rất kém, số lượng cây ngoài tựnhiên ngày càng giảm nên vấn đề bảo tồn loài này là rất cần thiết (Huỳnh Văn Kéo, NgôViết Nhơn, 2006).Bài báo này nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm tái sinh tự nhiên củaloài Re hương tại Vườn Quốc gia Bạch Mã phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát triểnloài một cách hiệu quả.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu2.1. Nội dung nghiên cứu(+) Nghiên cứu tổ thành tầng cây cao tại các lâm phần có Re hương phân bố;(+) Nghiên cứu tổ thành cây gỗ tái sinh tại các lâm phần có Re hương phân bố;(+) Đánh giá mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh;(+) Đánh giá triển vọng cây tái sinh.2.2. Phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở các tài liệu kế thừa từ các cán bộ kỹ thuật của vườn, chúng tôi xácđịnh được các khu phân bố của Re hương. Đây là một loài cây quý hiếm, đã bị khai thácvới cường độ lớn trong quá khứ nên số lượng quần thể loài và mức độ bắt gặp ngoài tựnhiên là rất thấp. Vì vậy, việc lập các ô tiêu chuẩn không thể tiến hành một cách ngẫunhiên, mà được lập dựa vào vị trí phân bố của Re hương. Trên mỗi trạng thái rừng có Rehương phân bố chúng tôi tiến hành lập hai ô tiêu chuẩn:- Ô tiêu chuẩn số 1 và 2 được lập tại trạng thái rừng IIB thuộc tiểu khu 386.- Ô tiêu chuẩn số 3 và 4 được lập tại trạng thái rừng IIIA1 thuộc tiểu khu 231.- Ô tiêu chuẩn số 5 và 6 được lập tại trạng thái rừng IIIA2 thuộc tiểu khu 386.- Ô tiêu chuẩn số 7 và 8 được lập tại trạng thái rừng IIIA3 thuộc tiểu khu 231.Mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2 (50m x 50m). Tiến hà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc điểm tái sinh Loài re hương Cinnamomum parthenoxylon Vườn quốc gia Bạch Mã Cây Re Hương Hệ thực vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thực vật và các phương pháp nghiên cứu: Phần 2
73 trang 68 0 0 -
Nghiên cứu hệ thực vật ở khu rừng tự nhiên Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn
8 trang 39 0 0 -
77 trang 31 0 0
-
Đặc điểm hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh
8 trang 30 0 0 -
19 trang 28 0 0
-
Đa dạng Sinh học của rừng Việt Nam
13 trang 26 0 0 -
Chi râm - ligustrum l. thuộc họ nhài (oleaceae hoffmans. & link) ở Việt Nam
5 trang 26 0 0 -
Đặc điểm hệ thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La
6 trang 26 0 0 -
Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã
8 trang 22 0 0 -
Vườn Quốc gia Bạch Mã - Đa dạng sinh học động vật
300 trang 18 0 0