Danh mục

Nghiên cứu một số thành phần hóa thực vật và khả năng ức chế Enzyme thủy phân tinh bột từ cám các loại gạo màu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.94 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này một số thành phần hóa thực vật như hợp chất flavonoid, polyphenol, anthocyanin của dịch chiết ethanol từ cám ba loại gạo lứt đỏ, lứt tím và nếp than đã được xác định. Kết quả định lượng các hợp chất này cho thấy dịch chiết ethanol từ cám gạo nếp than có anthocyanin và polyphenol là cao nhất. Các dịch chiết ethanol của cám gạo được đánh giá khả năng ức chế enzyme α-amylase, đây là enzyme quan trọng trong thủy phân tinh bột có trong đường tiêu hóa của động vật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số thành phần hóa thực vật và khả năng ức chế Enzyme thủy phân tinh bột từ cám các loại gạo màu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT VÀ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ENZYME THỦY PH N TINH BỘT TỪ CÁM CÁC LOẠI GẠO MÀU Nguyễn Ngọc Hồng, Phan Thị Tuyết Ngân Trường Đại học Công nghệ TP.HCM TÓM TẮT Gạo màu có chứa sắc tố và chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học tập trung ở lớp cám. Trong nghiên cứu này một số thành phần hóa thực vật như hợp chất flavonoid, polyphenol, anthocyanin của dịch chiết ethanol từ cám ba loại gạo lứt đỏ, lứt tím và nếp than đã được xác định. Kết quả định lượng các hợp chất này cho thấy dịch chiết ethanol từ cám gạo nếp than có anthocyanin và polyphenol là cao nhất. Các dịch chiết ethanol của cám gạo được đánh giá khả năng ức chế enzyme α-amylase, đây là enzyme quan trọng trong thủy phân tinh bột có trong đường tiêu hóa của động vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba loại dịch chiết ethanol của ba loại gạo đều có hoạt tính ức chế hai enzyme này. Những kết quả thu được trong nghiên cứu chứng minh cám gạo lứt đỏ và lứt tím có tiềm năng chống tăng đường huyết nên có thể được ứng dụng cho thú bị bệnh tiểu đường, đặc biệt cho chó mèo. Từ khóa: Cám gạo màu, cám gạo nếp than, chống tăng đường huyết, polyphenol, ức chế α-amylase. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tiểu đường (Diabetes mellitus) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi nồng độ glucose máu tăng thường xuyên và mãn tính do tụy sản xuất thiếu hoặc do giảm tác dụng của insulin. Giống như con người, tiểu đường cũng là căn bệnh phổ biến đối với các loài động vật, đặc biệt thường thấy ở mèo và cho. Nguyên nhân gây bệnh tuýp 2 thường gặp ở thú nuôi bị thừa cân, béo phì là do cách chăm sóc và chế độ ăn uống của vật nuôi chưa hợp lý. Để phòng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường trên vật nuôi cần có chế độ ăn uống hợp lý, an toàn để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì dẫn đến bệnh tiểu đường [[1], [8]]. Thành phần chất có hoạt tính trong cám gạo bao gồm các thành phần kém phân cực như γ-oryzanol, tocotrienol, tocopherol và thành phần phân cực như polyphenol quyết định đặc tính sinh học của gạo [[7], [4]]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các sắc tố từ gạo màu có khả năng chống oxy hóa, ức chế enzyme thủy phân tinh bột [[11]] và ngăn chặn sự kháng insulin cảm ứng bởi fructose trên chuột [[2]]. Mặc dù có nhiều nghiên cứu khác nhau về hoạt tính sinh học của cám gạo lứt, gạo màu nhưng việc so sánh thành phần các hoạt chất và tác dụng ức chế enzyme thủy phân tinh bột trong đường tiêu hóa vật nuôi giúp chống tăng đường huyết của các dịch chiết từ cám các loại gạo nếp than, gạo đỏ và gạo tím chưa thấy các tài liệu nào công bố trước đó. Mục đích của nghiên cứu là so sánh lượng polyphenol, flavonoid, anthocyanin cũng như so sánh hoạt tính ức chế enzyme α-amylase của các dịch chiết ethanol từ cám của ba loại gạo là gạo nếp than (black sticky rice) và gạo tím (black rice hoặc purple rice) và gạo đỏ (red rice). 1092 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu và hóa chất nghiên cứu Gạo lứt nếp than, gạo lứt tím và gạo lứt đỏ (được trồng tại khu vực phía nam Việt Nam) được thu mua tại siêu thị ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Cả ba loại gạo lứt này được giã và rây để thu cám cho mỗi loại. Cám gạo (sấy ở nhiệt độ 50oC đến khối lượng không đổi) được chiết với dung môi ethanol 70% theo tỉ lệ nguyên liệu: dung môi là 1:15 (w/v) ở nhiệt độ phòng (29 ± 1oC). Dịch chiết ethanol của ba loại gạo sau 24h được lọc và được loại dung môi bằng máy cô quay chân không để thu được cao chiết cồn của từng loại. α-amylase (Himedia), Folin-Ciocalteu (Darmstadt), gallic acid, rutin (Seelze), dinitrosalicylic acid (Sigma)… và một số các hóa chất khác đạt tiêu chuẩn phân tích. 2.2 Xác định hàm lƣợng cao chiết Dịch chiết ethanol từ cám các loại gạo được loại dung môi và được xác định khối lượng cao thô thu được. Hàm lượng cao khô được xác định bằng công thức: W1 % cao thô = x 100 Với W1: khối lượng của cao chiết sau khi loại dung môi; W2: Khối lượng của cám W2 gạo trước khi chiết 2.3 Phƣơng pháp định lƣợng phenol tổng Hàm lượng phenol tổng số của cao chiết ethanol được xác định bằng phương pháp so màu quang phổ sử dụng thuốc thử Folin-Ciocalteu theo Singleton & Rossi [[9]]. Hàm lượng phenolic tổng số được tính toán dựa vào đường chuẩn acid gallic. Kết quả được biểu diễn bằng số mg acid galic (GAE)/g cao chiết khô. 2.4 Phƣơng pháp định lƣợng flavonoid tổng Hàm lượng flavonoid được xác định theo phương pháp của Woisky and Salatino (1998) bằng phương pháp đo quang phổ [[10]]. Hàm lượng flavonoid được tính toán dựa vào đường chuẩn rutin. Kết quả được biểu diễn bằng số mg rutin (RE)/g cao chiết khô. 2.5 Phƣơng pháp định lƣợng anthocyanin tổng Định lượng anthocyanin tổng được xác dịnh bằng phương pháp pH vi sai theo phương pháp được đề nghị bởi Hos ...

Tài liệu được xem nhiều: