Thí nghiệm đánh giá các tổ hợp lai (THL) ngô nếp chín sớm bao gồm gồm 9 THL ngô nếp lai mới được tạo ra tại Viện Nghiên cứu Ngô năm 2007-2009 và 3 đối chứng là các giống Waxy 44, MX4 và VN6. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình của Viện Nghiên cứu Ngô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số tổ hợp ngô nếp lai chín sớm triển vọng cho sản xuất
Nguyễn Văn Cương và đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
82(06): 17 - 24
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ NẾP LAI CHÍN SỚM,
TRIỂN VỌNG CHO SẢN XUẤT
Nguyễn Văn Cương1, Dương Văn Sơn2*
1
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN
TÓM TẮT
Thí nghiệm đánh giá các tổ hợp lai (THL) ngô nếp chín sớm bao gồm gồm 9 THL ngô nếp lai mới
được tạo ra tại Viện Nghiên cứu Ngô năm 2007-2009 và 3 đối chứng là các giống Waxy 44, MX4
và VN6. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Quy
trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình của Viện Nghiên cứu Ngô. Kết quả cho thấy 9 tổ hợp
ngô nếp sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (72-78 ngày), chênh lệch tung phấn và phun
râu từ 0 – 3 ngày. Các THL có chiều cao cây trung bình, độ cao đóng bắp vừa phải, hợp lý, trạng
thái cây khá đẹp. Độ đồng đều khá cao, chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính, chống gãy, đổ
tốt, năng suất bắp tươi đạt trung bình trên 10 tấn/ha. Ba THL triển vọng là THL5 có NSTT cao
(40,5 tạ/ha) hơn cả 3 đối chứng. THL8 (40,2 tạ/ha) và THL4 (39,8 tạ/ha) có NSTT cao hơn 2 đối
chứng. Đây là cơ sở để đưa các THL triển vọng này thành giống vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu về
giống cho nông dân.
Từ khóa: Tổ hợp lai ngô nếp; chín sớm, chống chịu, năng suất, chất lượng.
∗
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, sản xuất ngô Việt
Nam đã thu được những kết quả quan trọng.
Theo số liệu thống kê, năm 2007 diện tích
trồng ngô của cả nước đạt khoảng 1.072,8
nghìn ha, năng suất đạt 39,6 tạ/ha, sản lượng
đạt 4.250,9 nghìn tấn (Tạp chí NN & PT NT,
Số 1, 2008). Diện tích trồng giống lai chiếm
trên 90%, So với năm 1990, khi chưa trồng
giống lai thì diện tích tăng 3 lần, sản lượng
tăng gần 8 lần. Điều này khẳng định, việc
chọn tạo các giống ngô lai chúng ta đã đi
đúng hướng.
Đối với các loại ngô thực phẩm, đặc biệt là
ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina
Kulesh), tuy sản lượng chưa nhiều nhưng nhu
cầu sử dụng các giống ngô này trong thời
gian gần đây đang tăng lên rất nhanh. Ở nước
ta, ngô nếp chiếm khoảng 10% diện tích ngô
cả nước, với các giống thụ phấn tự do (TPTD)
là chủ yếu. Việc trồng và tiêu thụ ngô nếp
chất lượng cao làm lương thực, ‘làm quà’
không chỉ phù hợp với tập quán của các dân
tộc ít người miền núi, đồng bằng mà còn là ở
∗
Tel: 0912 349 765, Email:duongvanson60@gmail.com
các vùng kinh tế phát triển (thành thị). Các
giống ngô nếp giúp người sản xuất có thu
nhập khá. Thân lá ngô được tận dụng cho
chăn nuôi, thời gian cây ngô chiếm đất không
dài (từ 60-70 ngày). Hiện tại, giá giống nếp
lai rất cao (khoảng từ 170.000 đ đến 220.000
đồng/kg). Mặc dù giá cao nhưng người sản
xuất vẫn chấp nhận vì thu nhập từ sản xuất
ngô nếp vẫn cao hơn một số cây trồng khác.
Vì vậy, nhu cầu về các giống ngô nếp lai giá
thành thấp cho sản xuất đang trở nên bức
thiết. Việc nghiên cứu, chọn tạo các giống
ngô thực phẩm, đặc biệt là các giống ngô nếp
lai nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập
cho người trồng là công việc quan trọng và
thường xuyên của các nhà chọn giống ngô.
Trong chương trình chọn tạo giống ngô lai,
khâu quan trọng nhất là chọn tạo dòng thuần
từ các nguồn nguyên liệu. Tiếp theo là đánh
giá khả năng kết hợp của các dòng và tìm ra
các tổ hợp lai tốt ở các vụ và vùng sinh thái.
Công việc khảo sát và đánh giá các giống mới
là công việc bắt buộc của quá trình chọn tạo
giống. Hàng năm, chương trình chọn tạo các
giống ngô nếp lai của Việt Nam đã chọn tạo
được những tổ hợp ngô nếp có triển vọng.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyễn Văn Cương và đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
82(06): 17 - 24
Trên cơ sở đánh giá các tổ hợp để sớm giới
thiệu cho sản xuất những giống ngô nếp lai tốt.
VẬT
LIỆU
NGHIÊN CỨU
VÀ
PHƯƠNG
PHÁP
Trong đó:
- Số B/C: Số bắp/cây;
Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 9 giống ngô nếp lai mới được
tạo ra tại Viện Nghiên cứu Ngô, với 3 đối chứng
là các giống Waxy 44, MX4 và VN6.
- Số HH/B: Số hàng hạt/bắp;
- Số H/H: Số hạt/hàng.
* Năng suất hạt thực thu (tạ/ha) ở ẩm độ 14%:
FW * SH * (10 0 - MC) * 100
TT
Tên tổ hợp
Nguồn gốc
Đặc điểm
1
THL1
Viện Nghiên
cứu Ngô
Lai đơn
2
THL2
nt
Lai đơn
3
THL3
nt
Lai đơn
- FW: khối lượng bắp tươi của ô thí nghiệm khi
thu hoạch;
4
THL4
nt
Lai đơn
- SH: tỷ lệ hạt tươi/bắp tươi (%);
5
THL5
nt
Lai đơn
- MC: ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%);
6
THL6
nt
Lai đơn
- P: diện tích ô thí nghiệm (m2).
7
THL7
nt
Lai đơn
8
THL8
nt
Lai đơn
9
THL9
nt
Lai đơn
10
VN 6 (ĐC)
nt
TPTD
11
MX 4 (ĐC)
Cty GCTMN
Lai quy
ước
12
Waxy 44
(ĐC)
Syngenta
Lai đơn
Y=
P * (100 - 14)
Trong đó:
* Nhiễm sâu đục thân; bệnh khô vằn, bệnh
đốm lá, đổ gẫy thân, đổ rễ: được đánh giá
theo thang điểm từ 1-5.
* Chất lượng: Đánh giá bằng cảm quan-luộc và
ăn thử khi thu hoạch bắp tươi sau đó cho điểm.
* Xử lý số liệu: Xử lý bằng chương trình
Excel, phân tích phương sai ANOVA.
Chương trình Vienngo 2.0 Nguyễn Đình Hiền.
Phương pháp nghiên cứu
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 12 giống tương ứng với 12
công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3
lần nhắc lại, mỗi công thức gieo 4 hàng/1 lần
nhắc lại.
Khoảng cách gieo: 60cm x 25cm x 1cây/hốc.
Mật độ: 6,5 vạn cây/ha.
* Quy trình kỹ thuật: theo quy trình kỹ thuật
của Viện nghiên cứu ngô.
* Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI): giai
đoạn ngô đạt chỉ số diện tích lá cao nhất,
LAI = số m2 lá/m2 đất
* Ẩm độ khi thu hoạch(%): lấy mẫu như khi
tính tỷ lệ hạt/bắp, đo bằng máy Kett-Grainer
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sinh trưởng và phát triển
Qua bảng 1 cho thấy, các tổ hợp lai (THL) có
thời gian từ gieo đến trỗ cờ không dài, chỉ từ
37 – 42 ngày, hầu hết các THL đều trỗ muộn
hơn đối chứng WX44; khoảng thời gian
chênh lệch giữa trỗ cờ, tung phấn và phun râu
từ 1 – 2 ngày. Đây là một đặc tính quan trọng
và thuận lợi cho quá trình thụ phấn, đặc biệt
trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Các
THL có thời gian từ khi gieo đến thu bắp tươi
biế ...