Danh mục

Nghiên cứu mức độ vận dụng công cụ dự toán trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.71 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu về thực trạng vận dụng công cụ dự toán ở các DN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có quy mô, thời gian hoạt động và lĩnh vực hoạt động khác nhau, đồng thời đề xuất số giải pháp giúp đẩy mạnh việc vận dụng công cụ dự toán vào hoạt động kinh doanh trong các DN, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mức độ vận dụng công cụ dự toán trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÔNG CỤ DỰ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở ĐÀ NẴNG Lê Thị Quyên1 Tóm tắt: Dự toán là một trong các công cụ KTQT quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình. Bài viết này nghiên cứu về thực trạng vận dụng công cụ dự toán ở các DN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có qui mô, thời gian hoạt động và lĩnh vực hoạt động khác nhau; đồng thời đề xuất số giải pháp giúp đẩy mạnh việc vận dụng công cụ dự toán vào hoạt động kinh doanh trong các DN, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường. Từ khóa: Dự toán, mức độ vận dụng, doanh nghiệp, Đà Nẵng, kế toán quản trị 1. Mở đầu Dự toán là công cụ quản trị quan trọng, giúp doanh nghiệp liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật dự báo (Horngren & cộng sự, 2006). Nhóm công cụ dự toán được vận dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí sản xuất, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, dự toán chi phí tài chính, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu về lập dự toán trước đây thường là dự toán tổng thể tại một DN cụ thể, chưa khái quát được trong một khu vực cụ thể, lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Vì giữa các khu vực, ngành nghề khác nhau thì đặc điểm kinh tế khác nhau, nên việc nghiên cứu các vấn đề về lập dự toán cũng khác nhau. Xét theo khía cạnh khu vực thì chưa có một nghiên cứu nào về lập dự toán của các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thống kê mô tả về thực trạng vận dụng công cụ dự toán của các DN trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tác giả xác định và đo lường mức độ vận dụng các công cụ dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có thể đánh giá sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng nhóm công cụ dự toán, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh việc vận dụng công cụ này ở các DN giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường. 2. Nội dung 2.1. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 2.1.1. Mối quan hệ giữa qui mô DN và dự toán DN lớn thường có những thuận lợi cả về tiềm lực tài chính, nhân sự trong việc _______________ 1. ThS, Khoa kinh tế, trường Đại học Quảng Nam 110 Lê Thị Quyên vận dụng các công cụ quản lý hiện đại, trong đó có cả công cụ KTQT nhằm nâng cao năng lực quản lý của đơn vị. Các DN lớn thường có cấu trúc phức tạp, vì vậy một hệ thống thông tin tốt là rất quan trọng. Ngược lại, các DN có qui mô nhỏ thường có nguồn lực giới hạn, nên việc vận dụng các công cụ quản trị nói chung và công cụ dự toán nói riêng thường có những khó khăn nhất định. Kết quả các nghiên cứu trước đây của Firth (1996) ở Trung Quốc cho thấy tỉ lệ vận dụng công cụ dự toán ở các DN lớn cao hơn so với các DN nhỏ. Để xem xét mối quan hệ giữa qui mô DN và mức độ vận dụng công cụ dự toán trong các DN ở Đà Nẵng, giả thuyết được đưa ra ở đây là: H1: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán có sự khác biệt ở các qui mô DN. 2.1.2. Mối quan hệ giữa thời gian hoạt động và dự toán Các DN có thời gian hoạt động lâu dài thường có nhiều cơ hội để xem xét vận dụng các công cụ KTQT vì các công cụ KTQT cần thời gian để xem xét, áp dụng thử nghiệm. Mặt khác cũng có thể thấy rằng nhà quản trị của các DN mới hoạt động thường có nhiều ý tưởng mới và sẵn sàng áp dụng những công cụ quản lý mới để phục vụ cho DN. Nếu xu hướng sau lấn át thì sẽ có quan hệ nghịch chiều giữa thời gian hoạt động của DN với việc áp dụng các công cụ KTQT. Những nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả không đồng nhất quan hệ giữa thời gian hoạt động và tỉ lệ áp dụng công cụ dự toán. Firth (1996) tìm thấy không có mối quan hệ giữa thời gian hoạt động của DN và sự vận dụng công cụ dự toán. Trong khi đó O’Conner và cộng sự (2004) lại tìm thấy rằng tỉ lệ vận dụng công cụ dự toán trong các DN hoạt động lâu năm cao hơn so với các DN mới hoạt động. Trong nghiên cứu này giả thuyết được đưa ra để xem xét sự tác động này ở ngữ cảnh nghiên cứu như sau: H2: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán ở các doanh nghiệp mới hoạt động nhỏ hơn các doanh nghiệp lâu năm 2.1.3. Mối quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động và dự toán Các nghiệp vụ trong DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường đơn giản hơn so với các DN sản xuất hoặc dịch vụ. Mặt khác, một số công cụ dự toán như dự toán sản xuất, chi phí sản xuất rất hữu ích cho các DN sản xuất hoặc dịch vụ nhưng thường không có nhiều ý nghĩa đối với DN thương mại. Phadoongsitthi (2003) trong nghiên cứu của mình cũng thấy rằng tỉ lệ áp dụng công cụ dự toán trong các DN sản xuất cao hơn so với các DN phi sản xuất. Từ kết quả ở các nghiên này, giả thuyết tiếp theo được đưa ra để nghiên cứu trong ngữ cảnh TP Đà Nẵng như sau: H3: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán có sự khác biệt trong các lĩnh vực hoạt động của DN 111 NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÔNG CỤ DỰ TOÁN... 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi Dựa vào các tài liệu tham khảo tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ sau đó phỏng vấn chuyên gia nhằm thu thập thêm thông tin và kiểm tra tính xác thực của bảng câu hỏi, điều chỉnh những câu hỏi còn gây khó hiểu cho người trả lời. Để kiểm tra tính dễ hiểu của các câu hỏi, bảng câu hỏi này được phát thử cho một số người để kiểm tra lần nữa từ ngữ, ý nghĩa các câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm 3 phần: phần 1- thông tin chung, phần 2- mức độ sử dụng các công cụ dự toán, phần 3 - các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng các công cụ dự toán. Nội dung trình bày ở nghiên cứu này sử dụng đến câu hỏi ở phần thứ hai, câu hỏi ở phần thứ ba dùng cho nghiên cứu để đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công cụ dự toán. Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo danh nghĩa và thang đo điểm. Thang đo danh nghĩa dùng để đánh giá về thông tin của DN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: