Danh mục

Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.18 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn đưa ra một số gợi ý trong việc dạy và học cũng như biên soạn giáo trình tiếng Hàn cho người Việt Nam một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 7, số 3, 2023 NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM TIẾNG HÀN Đỗ Thị Kiều Diễm Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế  dokieudiem@hueuni.edu.vn Tóm tắt: Bảng chữ cái trong tiếng Hàn có tên gọi là Hangeul. Hangeul bao gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm, trong đó có 21 nguyên âm và 19 phụ âm. Trong đó, 21 nguyên âm tiếng Hàn được chia thành 10 nguyên âm đơn và 11 nguyên âm đôi. Trên thực tế, trong quá trình giảng dạy, tác giả nhận thấy sinh viên năm thứ nhất sau khi đã được học về Hangeul đều chưa nhận thức đúng đắn về hệ thống nguyên âm, đặc biệt là chưa phân biệt được nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Do đó, bằng việc tiến hành khảo sát đối với 100 sinh viên năm thứ nhất, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu số liệu, bài báo đã chỉ ra, phân tích đồng thời làm rõ những nguyên nhân khiến cho nhận thức của sinh viên về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn chưa thực sự chính xác. Qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp các nhà nghiên cứu, người dạy, người học, người biên soạn giáo trình tiếng Hàn nói chung phiên bản tiếng Việt nói riêng có thể rút ra được những phương pháp nghiên cứu, dạy, học và biên soạn giáo trình phù hợp, thống nhất với giáo trình tiếng Hàn, góp phần giúp người học có cái nhìn thống nhất hơn về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn. Từ khóa: Hangeul, hệ thống nguyên âm tiếng Hàn, nhận thức1. Mở đầu Trong bối cảnh tình hình giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng đượcmở rộng do đó số người Việt Nam quan tâm và học tiếng Hàn Quốc cũng tăng mạnh để đáp ứngđược nhu cầu việc làm cũng như cơ hội sang Hàn Quốc học tập và làm việc. Tuy nhiên, trên thựctế người học gặp không ít khó khăn trong quá trình học tiếng Hàn. Khác với tiếng Việt, tiếng Hànthuộc loại ngôn ngữ chắp dính có không ít sự khác biệt với tiếng Việt, một ngôn ngữ tiêu biểucho loại hình ngôn ngữ đơn lập. Chính vì vậy, về mặt cấu trúc ngữ pháp cũng có nhiều sự khácbiệt. Tuy nhiên có một điểm chung giữa hai ngôn ngữ này đó cũng có hệ thống nguyên âm vàphụ âm. Đặc biệt khi người học mới bắt đầu học tiếng Hàn thì gặp rất nhiều khó khăn trong quátrình lĩnh hội một ngôn ngữ hoàn toàn mới, ngoài phát âm thì người học cũng chưa nhận thức rõràng được hệ thống nguyên âm trong tiếng Hàn do đó gây cản trở trong việc phát âm nguyên âmcũng như trong kỹ năng nói. Mặc dù tiếng Việt cũng có hệ thống nguyên âm, phụ âm tương tựnhư tiếng Hàn nhưng thực tế người học tiếng Hàn tại Việt Nam vẫn chưa thể nhận biết và phânloại chính xác hệ thống nguyên âm tiếng Hàn. Với mục đích giúp cho người Việt Nam học tiếng Hàn có thể hiểu, phân loại đúng vàhiệu quả hệ thống nguyên âm tiếng Hàn để có thể phát âm và nói tiếng Hàn chuẩn xác hơn, tácgiả đã chọn đề tài “Nghiên cứu nhận thức về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn của sinh viên Ngônngữ và Văn hóa Hàn Quốc”. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát lấy khách thể là sinh viên năm thứ nhấtKhoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế để phân tíchnhững nhận thức đúng cũng như chưa chính xác về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn, đồng thời tìmra nguyên nhân mà sinh viên mắc phải. Thông qua bài báo, tác giả sẽ đưa ra một số gợi ý trong 314 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 7, số 3, 2023việc dạy và học cũng như biên soạn giáo trình tiếng Hàn cho người Việt Nam một cách hợp lý vàhiệu quả hơn.2. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Ngữ âm nói chung cũng như hệ thống nguyên âm, phụ âm trong tiếng Hàn và tiếng Việtlà đề tài đã được nghiên cứu rất nhiều bởi những nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước. Tuynhiên trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ điểm qua một vài nghiên cứu có liênquan cũng như có giá trị làm then chốt cho bài báo. Theo Cho Myeong Sook (2006, tr.62), trongbài nghiên cứu “Một số kết quả đối chiếu ngữ âm giữa tiếng Hàn và tiếng Việt” có đề cập đến hệthống nguyên âm của tiếng Hàn trong đó có 10 nguyên âm đơn và 11 nguyên âm đôi và có tiếnhành so sánh hệ thống nguyên âm tiếng Hàn và tiếng Việt nhằm tìm ra điểm giống nhau và khácnhau giữa hệ thống nguyên âm Hàn-Việt. Đỗ Ngọc Luyến (2014) đã nghiên cứu phương pháp dạyvà học phát âm tiếng Hàn đối với sinh viên Việt Nam năm 1, 2 và cũng chỉ rõ quan điểm hệ thốngnguyên âm tiếng Hàn gốm 10 nguyên âm đơn và 11 nguyên âm đôi. Ngoài các nghiên cứu về hệ thống nguyên âm tiếng Hàn của các nhà nghiên cứu tại ViệtNam thì còn có du học sinh ở Hàn Quốc như Châu Thị Thu Thủy (2011) trong bài luận văn“Nghiên cứu đối chiếu âm vị học của tiếng Việt và tiếng Hàn” (한 어 베 남 의 음 론 대 국 와 트 어 운 적 조연 ) đã thực hiện nghiên cứu đối chiếu những vấn đề gặp phải khi phát âm tiếng Hàn thông qua 구phân tích đối chiếu hệ thống âm vị của tiếng Việt và tiếng Hàn. Bài nghiên cứu cũng khẳng địnhlại quan điểm rằng hệ thống nguyên âm tiếng Hàn gồm 10 nguyên âm đơn và 11 nguyên âm đôi. Khi thảo luận về nét tương đồng và dị biệt giữa nguyên âm tiếng Hàn và tiếng Việt, tácgiả Phạm Thị Thùy Linh (2011) đã đưa ra nhận định nguyên âm trong tiếng Hàn cũng gồm 10nguyên âm đơn và 11 nguyên âm đôi trong bài luận văn thạc sĩ “Phương pháp giáo dục và nghiêncứu những vấn đề phát âm của người học tiếng Hàn nói tiếng Việt thông qua phân tích đối chiếuâm vị của tiếng Việt và tiếng Hàn” (한 어 베 남 음 대 분 을통 베 남 권한 어학 자 ...

Tài liệu được xem nhiều: