Danh mục

Nghiên cứu niên đại các công trình kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội từ quá trình biến đổi mặt bằng bố trí tổng thể

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 879.76 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tại nghiên cứu này, tác giả làm rõ quá trình thay đổi và chuyển biến kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội qua các triều đại ở Việt Nam, cũng như xác định niên đại một số công trình chính thuộc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu niên đại các công trình kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội từ quá trình biến đổi mặt bằng bố trí tổng thểTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) NGHIÊN CỨU NIÊN ĐẠI CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI TỪ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI MẶT BẰNG BỐ TRÍ TỔNG THỂ (Phân tích từ dữ liệu khảo sát hiện trạng và tái kiểm chứng sử liệu từ cuối triều Lê cho đến ngày nay) Phan Thanh Tùng Công ty kiến trúc KenBun, Tokyo, Nhật Bản Email: phanthanhtung.kts@gmail.com, phan@kenbun.co.jp Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 13/6/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội được giới học giả tại Việt Nam và cả nước ngoài quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu sâu về lịch sử kiến trúc và niên đại các công trình. Tại nghiên cứu này, tác giả đã thu thập sử liệu và dữ liệu bản vẽ hiện trạng liên quan đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội từ cuối triều Lê cho đến ngày nay. Dựa trên thủ pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, khảo sát theo phương pháp đi ngược dòng thời gian lịch sử, nghiên cứu đã làm rõ quá trình chuyển biến mặt bằng tổng thể từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay và kiểm chứng được niên đại của 2 công trình chính là Đại Thành Điện và Đại Bái Đường. Từ khóa: Kiến trúc Văn Miếu, Kiến trúc Nho Giáo, Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Nho giáo là một hệ tư tưởng, hệ triết học phương Đông do Khổng Tử1 (552-479.TCN) hệ thống hóa từ thời Xuân Thu. Thông qua các dữ liệu lịch sử, từ triều Lê TháiTổ đã lựa chọn Nho giáo làm quốc giáo và Văn Miếu – Quốc Tử Giám (phía dưới viếttắt:VM-QTM) Hà Nội là nơi thờ cúng, tế lễ hàng năm của các vua quan, đồng thời cũngchính là nơi đào tạo quan lại cao cấp cho nhà nước, hay còn gọi là trường đại học của cảnước. Tại Việt Nam, đại diện tiêu biểu cao nhất trong các công trình kiến trúc Nho giáovào thời phong kiến đó chính là VM-QTM Thăng Long (ngày nay là VM-QTM Hà Nội)1Theo Tsuboi, Nho giáo ở Việt Nam: Đức Khổng Tử là người được tôn thờ ở Văn Miếu vớidanh xưng ‘Thiên hạ biểu sư’ (bậc thầy của thiên hạ) [1]. 153Nghiên cứu niên đại các công trình kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội …vào thời Lý (1010 - 1225), thời Trần (1225 - 1413), Tiền Lê (1428 - 1592), Lê Trung Hưng(1533 - 1789). Hiện nay, VM-QTM Hà Nội về tổng thể vẫn giữ nguyên vẹn trong nhiềuphần (ngoại trừ khu vực Quốc Tử Giám đã được phục dựng vào năm 2000), nhưng vẫnchưa có nghiên cứu sâu về kiến trúc và lịch sử của nó. Một số học giả lại cho rằng côngtrình kiến trúc chính của VM-QTM Hà Nội từ thời kỳ Lê Trung Hưng (1533 - 1789), mộtsố ý kiến khác lại cho rằng đó hoàn toàn là kiến trúc đầu thời Nguyễn (1802 - 1945). Do vậy, thông qua nghiên cứu kiến trúc VM-QTM Hà Nội, tác giả muốn làm rõmột phần kiến trúc Nho giáo tại Việt Nam. Tại nghiên cứu này, tác giả làm rõ quá trìnhthay đổi và chuyển biến kiến trúc của VM-QTM Hà Nội qua các triều đại ở Việt Nam,cũng như xác định niên đại một số công trình chính thuộc VM-QTM Hà Nội.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này nhằm làm rõ 2 vấn đề: - Làm sáng tỏ quá trình biến đổi mặt bằng bố trí tổng thể của VM-QTM Hà Nộitừ thời Lê Trung Hưng cho đến ngày nay. - Kiểm chứng lại niên đại các công trình kiến trúc Đại Thành Điện và Đại BáiĐường của VM-QTM Hà Nội.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tại nghiên cứu này, tác giả sử dụng 4 phương pháp chính: (1) tập hợp tìm kiếmcác dữ liệu lịch sử gốc qua các triều đại phong kiến, từ đó sắp xếp lại các ghi chép, thôngtin liên quan đến VM-QTM Hà Nội theo niên đại, theo từng thời gian của sử liệu, (2)khảo sát các bản vẽ mặt bằng tổng thể kiến trúc VM-QTM Hà Nội gốc đã được đo vẽtrong quá khứ (bảng 1), tiếp đó là đối chiếu, so sánh sự thay đổi của mặt bằng bố trí theongược dòng lịch sử (thứ tự từ G→A), (3) tiến hành điều tra thực địa các công trình kiếntrúc tại VM-QTM Hà Nội để nắm rõ hiện trạng và so sánh với công trình thời trước, (4)xác nhận thông tin niên đại qua các văn bia, ký tự trên các khung gỗ để phán đoán niênđại các công trình kiến trúc, dựa trên tiêu chuẩn tỷ lệ kích thước và số lượng đòn tay. Bảng 1. Thống kê nguồn dữ liệu từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20 (nguồn: tác giả) No. Tên dữ liệu Thể loại Niên đại A Lê Quý Đôn – “見聞小緑”Kiến Văn Tiểu Lục [2] Hán văn 1777 B La citadelle dans la ville, 1 ère motitié du XIXe Bản đồ Đầu thế kỷ 19 sièclen(Thành trong Nội thành, đầu thế kỷ 19) [3] C HANOI 1873河内嗣德貳拾陸年 [3] Bản đồ 1873 154TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) D Bản vẽ kiến trúc sư người Pháp Voyer [4] Bản vẽ 1899 E Thư từ giữa quan lại Pháp và quan lại triều Nguyễn Thư từ 1884 - 1940 [5] F Bản vẽ của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp(Louis Bản vẽ 1901 - 1954 Bezacier) (E.F.E.O) [6] G Mặt bằng tổng thể [7] Bản vẽ 1958 - 19894. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI MẶT BẰNG BỐ TRÍ TỔNG THỂ DỰA VÀO PHÂN TÍCHCÁC TƯ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC Hiện nay, mặt bằng tổng thể của VM-QTM Hà Nội được cấu tạo đối xứng tráiphải theo trục chính bắc-nam và hướng về phía nam. Dựa theo bản ...

Tài liệu được xem nhiều: