Danh mục

Nghiên cứu phương pháp đo lường trong giao thức BICC và MGCP, chương 1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.66 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự ra đời của mạng thế hệ sau NGN Nhu cầu trao đổi thông tin phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Khi thông tin được thừa nhận như một nguồn tài nguyên quý giá, nhu cầu về trao đổi thông tin của con người ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, đa dạng về loại hình thông tin và chủng loại dịch vụ. Điều này tạo ra những cơ hội về doanh thu cho những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, nhưng cũng đặt ra cho họ không ít những khó khăn về mặt công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phương pháp đo lường trong giao thức BICC và MGCP, chương 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU (NGN) VÀ CHUYỂN MẠCH MỀM1.1 Mạng thế hệ sau NGN 1.1.1 Sự ra đời của mạng thế hệ sau NGN Nhu cầu trao đổi thông tin phản ánh trình độ phát triển của xãhội. Khi thông tin được thừa nhận như một nguồn tài nguyên quýgiá, nhu cầu về trao đổi thông tin của con người ngày càng đòi hỏicao về chất lượng, đa dạng về loại hình thông tin và chủng loạidịch vụ. Điều này tạo ra những cơ hội về doanh thu cho những nhàcung cấp dịch vụ viễn thông, nhưng cũng đặt ra cho họ không ítnhững khó khăn về mặt công nghệ. Trước đây, lưu lượng chủ yếu là tín hiệu thoại, một hạ tầng cơsở viễn thông theo mạng điện thoại công cộng PSTN (PublicSwitched Telecommunication Network) cũng đủ đáp ứng nhu cầukhách hàng. Mạng PSTN hoạt động trên cơ sở chuyển giao theochế độ kênh (Circuit Mode) với những tổng đài chuyển mạch kênhcho phép chuyển mạch tín hiệu thoại với độ tin cậy cao, đảm bảorất tốt tính thời gian thực. Ngày nay do sự tác động của hai yếu tố: sự gia tăng nhu cầucủa khách hàng và sự ra đời của những công nghệ mới, hạ tầngviễn thông của mỗi nước đang đứng trước những bước ngoặt. Sựgia tăng nhu cầu của khách hàng về loại hình dịch vụ, không chỉ làtín hiệu thoại mà bao gồm cả hình ảnh, dữ liệu và các dịch vụ đaphương tiện….Nếu như lưu lượng thoại được đáp ứng rất tốt bởimạng PSTN thì với những loại lưu lượng còn lại mạng PSTN lại tỏra có rất nhiều nhược điểm :  Sử dụng băng tần không linh hoạt  Lãng phí tài nguyên hệ thống  Không có cơ chế phát hiện và sửa lỗi  Hiệu năng sử dụng mạng không cao ….. Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đồng nghĩa với việc giatăng lợi nhuận, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông yêu cầu nhữnggiải pháp công nghệ mới thay thế (hay bổ sung) cho mạng PSTN.Cùng với sự gia tăng nhu cầu của khách hàng, công nghệ chuyểnmạch gói cũng góp phần đưa ngành công nghiệp viễn thôngchuyển sang thời kỳ mới. Công nghệ chuyển mạch gói đưa ra giảipháp chuyển giao thông tin dưới dạng các gói tin theo phương thứchướng kết nối (connection oriented) hay không kết nối(connectionless) trên các kênh ảo (chỉ thực sự chiếm dụng tàinguyên khi có lưu lượng trên nó). Mạng chuyển mạch gói có thểđược xây dựng trên các giao thức khác nhau: X25, IP…trong đógiao thức IP đang là giao thức được quan tâm nhiều nhất. Mạngchuyển mạch gói dựa trên giao thức IP được coi là giải pháp côngnghệ đáp ứng sự gia tăng nhu cầu của khách hàng. Với khả năngcủa mình, các dạng lưu lượng khác nhau được xử lý hoàn toàntrong suốt trong mạng IP, điều này cho phép mạng IP có khả năngcung cấp các loại dịch vụ đa dạng, phong phú bao gồm cả dịch vụđa phương tiện chứ không riêng gì dịch vụ thoại. Điều này rất có ýnghĩa khi trong tương lai, thông tin thoại chỉ còn tồn tại như dịchvụ gia tăng giá trị. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng các nhà quản trịmạng có hai sự lựa chọn hoặc xây dựng một cơ sở hạ tầng hoàntoàn mới cho mạng IP hoặc xây dựng một mạng có khả năng cungcấp các dịch vụ IP bằng cách nâng cấp trên cơ sở mạng PSTN hiệncó. Trên quan điểm kinh tế, rõ ràng phương án hai là sự lựa chọndúng đắn-đó là mạng thế hệ sau NGN-Next Generation Network. 1.1.2 Các đặc điểm và ưu điểm của mạng thế hệ sau Hai đặc điểm quan trọng nhất của mạng thế hệ sau NGN đó là:Mạng tích hợp đa dịch vụ và phát triển trên cơ sở hạ tầng viễnthông sẵn có với kiến trúc mở:  Các lớp chức năng được tích hợp theo chiều ngang trên lớp truyền dẫn chung dựa trên cơ sở chuyển mạch gói và được chia sẻ bởi các dịch vụ khác nhau.  Lớp điều khiển được tách độc lập với lớp truyền dẫn.  Lớp điều khiển có khả năng cung cấp một giao diện lập trình mở nhằm cung cấp môi trường kiến tạo dịch vụ mới. Một kiến trúc như trên sẽ đem lại nhiều lợi ích với các nănglực đầy hứa hẹn:  Nhờ sự độc lập giữa chức năng truyền dẫn và điều khiển kết nối, việc cung cấp dịch vụ mới chỉ đơn giản là việc bổ sung thêm các server vào lớp dịch vụ nằm phía trên lớp truyền dẫn.  Lớp điều khiển dịch vụ độc lập với lớp truyền dẫn cũng làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc ứng dụng các công nghệ truyền dẫn mới.  Tất cả các loại hình dịch vụ đều có thể chia sẻ chung một mạng lõi, lưu lượng thoại và dữ liệu không cần phải phân biệt.  Có khả năng cung cấp các dịch vụ đa phương tiện multimedia 1.1.3 Giải pháp xây dựng mạng thế hệ sau Xu hướng chung hiện nay là hình thành và xây dựng cácmạng NGN thông qua việc chuyển đổi mạng PSTN trên nền cơ sởhạ tầng chuyển mạch kênh TDM sang cơ sở hạ tầng chuyển mạchgói IP. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi, cần một giải pháp laighép giữa hai phương thức chuyển giao thông tin theo kênh vàtheo gói. Điều này được đáp ứng bằng cách sử dụng các cổngphương tiện Media Gateway (MG) có cấu trúc phân ...

Tài liệu được xem nhiều: