Danh mục

Nghiên cứu phương pháp tiếp cận kế toán thực tế đối với tài sản di sản

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.35 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày về cách tiếp cận kế toán thực tế đối với TSDS nhằm mục tiêu xem xét liệu có những hạn chế pháp lý, văn hoá hay xã hội về việc xử lý TSDS hay không, việc xử lý kế toán TSDS trên báo cáo kết quả hoạt động như thế nào và nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến độ tin cậy của thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phương pháp tiếp cận kế toán thực tế đối với tài sản di sản TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN KẾ TOÁN THỰC TẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN DI SẢN ThS. Nguyễn Hồng Nga Khoa Kế toán Kiểm toán, Trƣờng Đại học Thƣơng mại TÓM TẮT Tài sản di sản (TSDS) là loại tài sản (TS) đặc biệt mang tính chất lịch sử, nghệ thuật, công nghệ, địa lý và môi trường, là TS có giá trị lớn, có tuổi đời hàng trăm năm, rất khó xác định giá trị, nhiều TSDS là vô giá. Tuy nhiên, TSDS đặc biệt có ý nghĩa trong phát triển ngành công nghiệp không khói (du lịch), việc kế toán TSDS sẽ làm thay đổi tư duy trong quản lý và bảo tồn TSDS và đem lại lợi ích cho quốc gia, hay tổ chức đang sở hữu chúng. Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu để đưa các tài sản văn hoá này vào các báo cáo tài chính hàng năm nhưng việc đo lường giá trị TSDS còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, cách tiếp cận kế toán hiện tại đối với TSDS chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan. Do đó, bài viết sau sẽ giới thiệu về cách tiếp cận kế toán thực tế đối với TSDS nhằm mục tiêu xem xét liệu có những hạn chế pháp lý, văn hoá hay xã hội về việc xử lý TSDS hay không, việc xử lý kế toán TSDS trên báo cáo kết quả hoạt động như thế nào và nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến độ tin cậy của thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính. Từ khóa: tài sản di sản, kế toán thực tế, báo cáo tài chính, thông tin hữu ích 1. MỞ ĐẦU Tài sản di sản là những TS có tính chất lịch sử, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, địa lý hoặc môi trường, được tổ chức và duy trì chủ yếu cho những đóng góp của chúng với tri thức, văn hóa và mục đích của tổ chức giữ chúng (ASB, 2006). Phần lớn TSDS có được qua nhiều năm và bằng các phương pháp khác nhau như mua, cho tặng, thừa kế, ví dụ như các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, các khu vực bảo tồn thiên nhiên, các tác phẩm nghệ thuật,... Việc xác định giá trị vốn hóa TSDS giúp tăng giá trị ròng TS quốc gia và giá trị ròng của các tổ chức nắm giữ chúng (Hassan, 2014). Dựa trên các thực tiễn Quản lý Công (NPM) mới, các đơn vị sẽ phải báo cáo cho các bên liên quan về mô hình giá trị kinh tế cho TSDS thuộc quyền kiểm soát của họ. Nhiều học giả và các tổ chức học thuật quản lý TSDS cho rằng phải tiếp cận TSDS đứng từ nhiều góc độ: từ góc độ thay thế, tài chính và phi tài chính (Mautz, 1988; Pallot, 1990; Carnegie và Wolnizer, 1995; Stanton và Stanton, 1997; Barton, 2005). Trên thực tế, việc xác định, định giá và công nhận TSDS trong khu vực công không phải là nhiệm vụ dễ dàng vì các tài sản này đã tồn tại hàng thập kỷ và đã được mua lại theo những cách khác nhau (Ouda, 2005). Điều này làm cho quá trình xác định và đánh giá các tài sản đó trở nên khó khăn hơn do tính chất và đặc điểm cụ thể của chúng. Cách tiếp cận kế toán hiện tại đối với TSDS được xem xét tại một số nước như New Zealand, Anh, Úc, Mỹ và Canada bao gồm SAC 4 (AASB, 1992), AAS 27 (AASB, 1996a), AAS 29 (AASB, 1996b), FRS 3 (2002) nhưng nó không xem xét tác động của việc áp dụng các phương pháp kế toán trên Báo cáo kết quả tài chính, nên không đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho các loại hình quyết định liên quan đến nhu cầu của các bên liên quan. Do đó, phải cung cấp các hình thức bổ sung thông tin bằng phương pháp kế toán thực tế nhằm xử lý kế toán thống nhất và minh bạch đối với các TSDS; xem xét có hạn chế pháp lý, văn hoá, xã hội đối với việc di chuyển TSDS để tránh sự phóng đại của giá trị ròng và các thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động (Wild, 2013, Pallot, 1990, Carnegie and Wolnizer, 1995; Barton, 1999 & 2005, Hooper and Kearins, 2003, West and Carenie 2010). 2. NỘI DUNG 2.1 Khái quát về t i sản di sản Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Anh (ASB) đã cung cấp định nghĩa sau cho tài sản di sản trong Tiêu cuẩn Báo cáo Tài chính (FRS) 30 (ASB, 2009, trang 2): TSDS là tài sản hữu 540 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG hình có phẩm chất lịch sử, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, địa vật lý hoặc môi trường được duy trì vì sự đóng góp kiến thức và văn hoá. Chúng được duy trì và kiểm soát bởi chính phủ vì mục đích văn hoá, lịch sử, vui chơi giải trí và các mục đích cộng đồng khác chứ không nhằm mục đích tạo thu nhập (Barton, 2000). Ví dụ về tài sản di sản bao gồm các tác phẩm nghệ thuật, cổ vật, sưu tập sách hiếm, di tích lịch sử, khu bảo tồn, di tích lịch sử, địa điểm khảo cổ và khu bảo tồn thiên nhiên. Các tài sản di sản phải được bảo tồn và duy trì ở một trạng thái tốt để bảo đảm cuộc sống lâu dài và vô hạn, chúng được coi là hàng hoá công cộng và cung cấp cho công chúng và có thể được tài trợ bằng thuế hoặc các khoản đóng góp cá nhân (Barton, 2005). Đối với các mục đích kế toán, các đặc điểm quan trọng sau đây của tài sản di sản đã được UK-ASB (2006) xác định: - Giá trị của chúng trong các điều khoản văn hoá, môi trường, giáo dục và lịch sử dường như không được phản ánh đầy đủ trong một giá trị tài chính dựa hoàn toàn vào giá thị trường; - Các nghĩa vụ pháp lý và / hoặc theo luật định có thể áp đặt cấm hoặc hạn chế nghiêm trọng việc bán hàng; - Chúng thường không thể thay thế được và giá trị của chúng có thể tăng theo thời gian ngay cả khi tình trạng thể chất của chúng xấu đi; - Có thể khó ước tính tuổi thọ hữu ích của chúng, mà trong một số trường hợp có thể là vài trăm năm. Dựa vào những đặc điểm cụ thể này, tài sản di sản dường như khác biệt so với các tài sản khác của chính phủ (ví dụ: tài sản, nhà máy và thiết bị, tài sản cơ sở hạ tầng, tài sản quân sự, …) và tài sản của khu vực tư nhân. Trong FRS102 vừa phát hành, (Hội đồng báo cáo tài chính (FRC), 2013), áp dụng cho Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland, định nghĩa n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: