Danh mục

Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy: Các khoản phải thu của khách hàng là loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi trong tương lai. Các khoản ứng trước cho người bán: Là khoản phải thu mà doanh nghiệp ứng trước cho người bán để mua hàng hóa dịch vụ. Các khoản ứng trước cho người bán có thể xem như phần đặt cọc để có sự đảm bảo doanh nghiệp sẽ được cung cấp hàng hóa dịch vụ trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN U&I Trịnh Nguyễn Phƣớc Thịnh, Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Thị Thúy Kiều, Võ Thị Thu Thảo, Nguyễn Thùy Linh Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, trường ĐH Công nghệ Tp.HCM, HUTECH TÓM TẮT Phải thu của khách hàng: là các khoản phải thu phát sinh trong quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thu tiền diễn ra không đồng thời. Các khoản phải thu của khách hàng là loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi trong tương lai. Các khoản ứng trước cho người bán: là khoản phải thu mà doanh nghiệp ứng trước cho người bán để mua hàng hóa dịch vụ. Các khoản ứng trước cho người bán có thể xem như phần đặt cọc để có sự đảm bảo doanh nghiệp sẽ được cung cấp hàng hóa dịch vụ trong tương lai. Từ khóa: Báo cáo tài chính, công ty TNHH Kiểm toán U&I, kiểm toán, nợ phải thu khách hàng, quy trình 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, kiểm toán viên cần phải đáp ứng được các cơ sở dẫn liệu như sau: Kiểm toán viên phải xác định được tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng đã ghi chép đều có thực tại thời điểm lập báo cáo. Điều này đáp ứng cơ sở dữ liệu “Hiện hữu”. Đây cũng là mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng. Tiếp theo, kiểm toán viên phải đảm bảo rằng tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng có thực đều phải được ghi nhận đầy đủ. Điều này nhằm đáp ứng cơ sở dẫn liệu “Đầy đủ”. Kế đến. kiểm toán viên phải xác định được các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo thuộc về sở hữu của đơn vị, điều này đáp ứng cơ sở dẫn liệu “Quyền và nghĩa vụ”. Để đáp ứng cơ sở dẫn liệu “Chính xác”, kiểm toán viên cần kiểm tra để chắc chắn rằng những khoản nợ phải thu khách hàng đã được ghi chép phù hợp giữa chi tiết và sổ cái cũng như đúng với số tiền gộp trên BCTC. Kiểm toán viên cũng cần đảm bảo rằng khoản dự phòng phải thu khó đòi đã được tính toán và trích lập hợp lý để đáp ứng cơ sở dẫn liệu “Đánh giá”. Cuối cùng, để thoả mãn cơ sở dẫn liệu “Trình bày và công bố” , kiểm toán viên cẩn kiểm tra tính đúng đắn trong việc trình bày và công bố khoản mục nợ phải thu khách hàng và những vấn đề có liên quan như các khoản cầm cố, thế chấp,… trên BCTC. 2. NỘI DUNG 2.1. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I 2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán Tìm hiểu khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Thực hiện ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Lựa chọn nhóm kiểm toán. Tìm hiểu hoạt động của khách hàng: Bằng việc trao đổi với KTV tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước, yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng… 362 Thiết kế chương trình kiểm toán cho từng khoản mục; chương trình kiểm toán sẽ chỉ ra các bước công việc và thủ tục cần thiết áp dụng để tiến hành kiểm toán cho từng khoản mục đó. 2.1.2 Thực hiện kiểm toán Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: – Thu thập toàn bộ tài liệu và thông tin cần thiết (như các quy định, chính sách, quy trình kiểm soát…) liên quan đến hệ thống KSNB của khách hàng. – Soát xét hệ thống KSNB của khách hàng. – Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Thử nghiệm cơ bản: – Thủ tục phân tích: + Phân tích ngang: Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. + Phân tích dọc: Xem xét sự thay đổi tỉ trọng của từng bộ phận cụ thể trong tổng thể chung. + Phân tích một số chỉ tiêu khách: Thiết lập và đưa ra nhận xét về một số tỉ suất tài chính chủ yếu, khả năng thanh toán, và năng lực tài chính của công ty khách hàng. Qua việc tiến hành các thủ tục phân tích sơ bộ, Kiểm toán viên sẽ thấy được sự biến động của các chỉ tiêu là hợp lý hay không. Từ đó giúp kiểm toán viên khoanh vùng kiểm toán trọng tâm. – Thủ tục kiểm tra chi tiết: Thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết dựa trên chương trình kiểm toán đã được thiết lập cho từng khoản mục đối với số dư và nghiệp vụ trong các trường hợp cần thiết để đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán đúng đắn. 2.1.3 Kết thúc kiểm toán Tổng hợp kết quả kiểm toán tại công ty khách hàng. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Thảo luận với công ty khách hàng về kết quả kiểm toán. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý dự thảo. Gửi báo cáo kiểm toán và thư quản lý dự thảo cho đơn vị khách hàng. Hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán, thư quản lý và phát hành bản chính thức BCTC đã được kiểm toán và thư quản lý. 2.2 Minh họa quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty TNHH ABC d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: