Danh mục

Nghiên cứu so sánh phương pháp khâu toàn chiều dày với khâu gần toàn bộ chiều dày giác mạc trong rách giác mạc do chấn thương xuyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 393.80 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm so sánh kết quả phương pháp khâu rách giác mạc (GM) toàn chiều dày so với phương pháp khâu GM gần toàn bộ chiều dày. Nghiên cứu dọc, có đối chứng, mù đơn. 25 bệnh nhân (BN) rách GM đơn thuần được chọn ngẫu nhiên cho hai nhóm khâu 3/4 đến 4/5 chiều dày và 100% chiều dày GM. Các biến số theo dõi gồm mức độ phù GM sau mỗi ngày, thời gian lành biểu mô, chiều dày GM, đếm tế bào nội mô (TBNM).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu so sánh phương pháp khâu toàn chiều dày với khâu gần toàn bộ chiều dày giác mạc trong rách giác mạc do chấn thương xuyênNGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU SO SÁNH PHƯƠNG PHÁPKHÂU TOÀN CHIỀU DÀY VỚI KHÂU GẦN TOÀN BỘCHIỀU DÀY GIÁC MẠC TRONG RÁCH GIÁC MẠCDO CHẤN THƯƠNG XUYÊNVũ Anh Lê*, Phạm Thị Thủy Tiên*,Phạm Nguyên Huân*, Nguyễn Văn Thịnh*TÓM TẮTMục tiêu: So sánh kết quả phương pháp khâu rách giác mạc (GM) toàn chiều dày so với phương phápkhâu GM gần toàn bộ chiều dày.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc, có đối chứng, mù đơn. 25 bệnh nhân (BN) rách GM đơnthuần được chọn ngẫu nhiên cho hai nhóm khâu 3/4 đến 4/5 chiều dày và 100% chiều dày GM. Các biếnsố theo dõi gồm mức độ phù GM sau mỗi ngày, thời gian lành biểu mô, chiều dày GM, đếm tế bào nội mô(TBNM). Ghi nhận các biến chứng như nhiễm trùng sau phẫu thuật và sau cắt chỉ, biểu mô xâm lấn tiềnphòng.Kết quả: Mức độ mất TBNM của nhóm khâu toàn bộ chiều dày 542,7 ± 338,6 (Tế bào (TB)/mm2) cũngkhông khác biệt hơn so với nhóm khâu GM cổ điển 601,3 ± 517,6 (TB/mm2). Mức độ nặng của phù GM, phùquanh mép của nhóm khâu 100% ít hơn nhóm khâu 3/4 đến 4/5 chiều dày và sự khác biệt này có ý nghĩathống kê.Kết luận: Phương pháp khâu toàn bộ chiều dày GM có ưu điểm như ít phù giác mạc hơn, thời gian hếtphù ngắn hơn, nhanh lành biểu mô, tổn thương TBNM tương tự như phương pháp khâu cổ điển. Tuy nhiên kĩthuật thực hiện khâu này khó và thích hợp nhất trong những trường hợp rách phức tạp, rách xéo.Từ khoá: Chấn thương xuyên.I. ĐẶT VẤN ĐỀTổn thương rách GM rất phổ biến trong chấnthương, chiếm trên 50% trong các chấn thương mắtnghiêm trọng [1]. Khâu GM trong chấn thươngxuyên, rách GM là việc bắt buộc phải làm khôngchỉ thiết lập tính nguyên vẹn của nhãn cầu mà còntại tạo đúng các lớp cấu trúc giải phẫu học của giácmạc nhằm hạn chế tối đa quá trình lành sẹo tránhloạn thị sau này.Trước đây kĩ thuật khâu GM kinh điển đượccác sách mô tả khâu 3/4 đến 4/5 chiều dày GM bằngchỉ nilon 10/0 giúp giác mạc kín và không độngchạm đến nội mô. Tuy nhiên, gần đây có một nhóm*Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minhtác giả [4] đưa ra kĩ thuật khâu toàn bộ chiều dày GMgiúp GM giảm phù và trong nhanh hơn, cho phéptiến hành các can thiệp vào bán phần sau sớm hơn,giúp BN lấy lại thị lực sau chấn thương. Nhằm cậpnhật kĩ thuật khâu GM mới cũng như đa dạng hoácác phương pháp khâu GM trong điều trị rách GMdo chấn thương xuyên, chúng tôi tiến hành nghiêncứu so sánh khâu toàn bộ chiều dày GM với khâugần hết chiều dày GM cho các BN bị rách giác mạcnhập viện tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt TPHồ Chí Minh.II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐây là nghiên cứu dọc, có đối chứng được tiếnhành trong 2 năm (2008 - 2009). BN nhập viện ởNhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)25NGHIÊN CỨU KHOA HỌCkhoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minhvới chẩn đoán rách GM do chấn thương xuyên, ráchGM đơn thuần, không kèm theo bất kì tổn thương nàokhác như rách củng mạc, rách bao thể thủy tinh, phalê thể tiền phòng, … rách gọn, sạch, không mất chất,không có dấu hiệu nhiễm trùng nội nhãn. Hai nhómBN được chọn ngẫu nhiên, mù đơn. Nhóm 1 được tiếnhành khâu GM theo phương pháp cổ điển khâu gần hếtchiều dày GM. Nhóm 2 áp dụng phương pháp khâuGM toàn phần.Phương pháp khâu GM toàn bộ chiều dày baogồm: rửa sạch mép vết rách, dùng que tách dính đẩymống vào tiền phòng, tránh kẹt mống vào mép vếtrách. Tạo tiền phòng bằng chất nhầy. Khâu GM toànbộ chiều dày bằng chỉ nilon 10.0, cột chỉ 5 vòng, cắtvà vùi chỉ vào nhu mô giác mạc hay tiền phòng.Rửa sạch chất nhầy, tái tạo tiền phòng bằng hơi haynước muối sinh lí. Bơm kháng sinh Cefuroxim vàotiền phòng. Trong nhóm đối chứng, GM đượckhâu 3/4 - 4/5 chiều dày, cột chỉ 3 vòng. Thuốcnhỏ hậu phẫu gồm kháng sinh Ofloxacine 0,2g2viên/ngày, thuốc nhỏ mắt C. Oflovid 0,3% 6 lần/ngày, C. Atropin 1% 2 lần/ngày, C. Predforte 1% 4lần/ngày.Khi cắt chỉ, BN sẽ được cắt chỉ trong phòng mổ,sát trùng mắt bằng Betadine (nồng độ 10% ngoài da và5% cho kết mạc) trong 1 phút, sử dụng vành mi, rửasạch GM và các chất tiết bám lên nốt chỉ, cắt chỉ bằngdao hoặc kéo hoặc kim 26, tét Seidel GM kiểm tra dòtiền phòng sau khi rút chỉ, và nhỏ thuốc kháng sinh C.Oflovid 0,3% 3 ngày sau cắt chỉ.BN được đánh giá thị lực trước và sau phẫuthuật, độ phù GM sau mỗi ngày, thời gian lành biểumô (nhuộm Fluor biểu mô không bắt màu, mốichỉ khâu lỏng lẻo), đo chiều dày GM (so sánh mắtbệnh và mắt lành) hậu phẫu 6 tháng, đếm TBNM(so sánh mắt bệnh và mắt lành). Ghi nhận các biếnchứng như nhiễm trùng sau phẫu thuật và sau cắtchỉ, biểu mô xâm lấn tiền phòng, ...III. KẾT QUẢCó 41 BN tham gia nghiên cứu nhưng chỉ 25BN được ghi nhận tái khám theo dõi tương đối đầyđủ; 13 bệnh cho nhóm khâu cổ điển và 12 bệnhcho nhóm khâu 100%. Theo bảng 1, BN của hainhóm bệnh thường đến bệnh viện muộn trung bìnhlà 43,78 ± 43,5 (giờ).Bảng 1. Bảng đặc điểm chấn thương của hai nhóm phẫu thuậtNhóm phẫu thuậtSố mắtTuổiNhóm khâu giác m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: