Danh mục

Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.58 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

3. Bối cảnh Về thời gian, nếu Tấm Cám của Việt Nam có bối cảnh cụ thể, được miêu tả ở phần mở đầu: “Thời vua Thánh Tông nhà Lý (1054-1072) có Tấm là người mang họ Lê”, thì truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc không hề đề cập đến bối cảnh cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam Nghiên cứu so sánh truyệnKông Chuy Pát Chuy của HànQuốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam 3. Bối cảnh Về thời gian, nếu Tấm Cám của Việt Nam có bối cảnh cụ thể, được miêu tả ởphần mở đầu: “Thời vua Thánh Tông nhà Lý (1054-1072) có Tấm là người mang họLê”, thì truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc không hề đề cập đến bối cảnh cụthể. Theo đó, có thể đưa ra hai giả thuyết: hoặc là truyện Tấm Cám của Việt Nam muốnnhấn mạnh tính hiện thực của truyện, hoặc có thể đó là quá trình biến đổi từ thuyết thoạisang tiểu thuyết. Tình tiết cuối của cả hai truyện là thi thể của Pát Chuy và Cám bị làmmắm, rồi gửi cho người mẹ kế, cho thấy hai thuyết thoại của hai nước được hình thànhtừ thời kì rất sớm. Về không gian, cả truyện của Hàn Quốc và Việt Nam đều có điểm chung là lấy bốicảnh nông thôn làm nền. Trong truyệnKông Chuy Pát Chuy, những vật gây khó khăn choKông Chuy như cái cuốc gỗ để cuốc nương, cái chum đựng nước bị vỡ đáy, thúng lúa,thúng kê phải giã… và những vật trợ giúp như: con cóc, con rắn, con chim… đều lànhững đồ vật và những con vật có thể dễ dàng tìm thấy ở nông thôn. Trong truyện củaViệt Nam, những công việc thử thách như bắt cá, nhặt đậu… và những con vật trợ giúpnhư con cá bống, con gà trống, con quạ… cũng là những công việc và những con vật quenthuộc ở nông thôn. Đặc biệt, việc đi bắt cá rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam, vì tronghoàn cảnh nông nghiệp của Việt Nam thì hầu như mọi nhà đều có ao và nuôi cá trong ao. Mô tip xương cá được miêu tả trong Tấm Cám của Việt Nam là mô tip quan trọng,đã xuất hiện trong truyện Xợp Han(8)của Trung Quốc, không hề có trong truyện kể dân gianthuộc loại hình Cinderella của các nước khác. Điểm này cũng là minh chứng cho mối quanhệ ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Việt Nam. 4. Về cấu trúc Có thể tóm tắt cấu trúc chính của hai chuyện Kông Chuy Pát Chuy và Tấm Cám nhưsau: * Kông Chuy Pát Chuy (1) Kông Chuy sống với mẹ kế: nỗi khổ(2) Mẹ kế gây khó khăn lần thứ nhất: nỗi khổ gia tăngSự giúp đỡ của con bò đen: may mắn do ngoại cảnh(3) Mẹ kế gây khó khăn lần thứ hai: nỗi khổSự giúp đỡ của con cóc, con rắn, con chim: may mắn do ngoại cảnh (nhận được áo, giầy)(4) Kông Chuy mất giầy: nỗi khổ(5) Kông Chuy kết hôn cùng quan huyện: gặp gỡ (may mắn do ngoại cảnh)(6) Cái chết của Kông Chuy: li biệt (Kông Chuy hóa thân lần thứ nhất thành bông hoa)(7) Cuộc gặp gỡ giữa Quan huyện và bông hoa: gặp gỡ(8) Kông Chuy hóa thân lần thứ hai thành viên ngọc: li biệt(9) Cuộc tái hợp của Kông Chuy và Quan huyện (nhờ bà lão hàng xóm giúp): gặp gỡ(10) Cái chết của Pát Chuy và người mẹ kế: trừng ác* Tấm Cám(1) Tấm sống với mẹ kế: nỗi khổ(2) Mưu kế lần thứ nhất của Cám: nỗi khổ gia tăngSự giúp đỡ lần thứ nhất của của Phật: cá bống may mắn do ngoại cảnh(3) Mưu kế lần thứ hai của Cám: nỗi khổSự giúp đỡ lần thứ hai của Phật: may mắn do ngoại cảnháo, đồ trang sức, giầy(4) Tấm đánh mất giầy: nỗi khổ(5) Người mẹ kế gây khó Tấm: nỗi khổ gia tăngSự giúp đỡ lần thứ ba của Phật: chim bồ câu may mắn do ngoại cảnh (6) Tấm kết hôn cùng Thái tử: gặp gỡ (may mắn do ngoại cảnh) (7) Cái chết của Tấm: li biệt (Tấm hóa thân lần thứ nhất :chim hoành hoạch) (8) Sự gặp gỡ giữa Thái tử và chim hoành hoạch: gặp gỡ (9) Tấm hóa thân lần thứ hai: mụt măng li biệt (10) Cuộc gặp gỡ giữa Thái tử và mụt măng: gặp gỡ (11) Tấm hóa thân lần thứ ba: cây thị li biệt (Cuộc gặp gỡ giữa bà lão ăn mày và quả thị) (Sự hoá thân tạm thời của Tấm thành con ruồi) (12) Tấm và Thái tử gặp lại: gặp gỡ (13) Cái chết của Cám và người mẹ kế ăn thịt con: trừng ác Cấu trúc của hai truyện trên đây cho thấy như sau: Về tình huống truyện, trên đạithể, Kông Chuy Pát Chuy và Tấm Cámcó những điểm tương đối giống nhau: hoàn cảnhgia đình (nhân vật chính sống cùng người mẹ ghẻ), việc vượt qua thử thách, việc mấtgiầy, việc kết hôn, cái chết, sự hóa thân và việc gặp lại chồng của nữ nhân vật chínhtrong truyện. Nhưng đi sâu vào chi tiết, ta thấy những tình huống thử thách dành chonhân vật chính trong hai truyện rất khác nhau, điều này thể hiện qua sự triển khai tìnhtiết của câu truyện, và đó là sự khác nhau bắt nguồn từ các nguyên tắc của hai ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: