Nghiên cứu sử dụng chất xúc tác FCC đã qua sử dụng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất làm phụ gia hoạt tính cho xi măng Portland
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng chất xúc tác FCC đã qua sử dụng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất làm phụ gia hoạt tính cho xi măng Portland See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/322306745 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẤT XÚC TÁC FCC ĐÃ QUA SỬ DỤNG TỪ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT LÀM PHỤ GIA HOẠT TÍNH CHO XI MĂNG PORTLAND STUDY ON REUSING OF SPENT FLUID CATALYTIC CRACKING (sFCC)... Article · January 2018 CITATIONS READS 0 208 2 authors: Nguyen Thanh Tu 1 PUBLICATION 0 CITATIONS SEE PROFILE Hung nguyen phi Quy Nhon University 11 PUBLICATIONS 114 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: STUDY ON REUSING OF SPENT FLUID CATALYTIC CRACKING (sFCC) CATALYST FROM THE DUNG QUAT REFINERY AS AN ACTIVE ADDITIVE FOR PORTLAND CEMENT View project All content following this page was uploaded by Nguyen Thanh Tu on 09 January 2018. The user has requested enhancement of the downloaded file. 1 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẤT XÚC TÁC FCC ĐÃ QUA SỬ DỤNG TỪ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT LÀM PHỤ GIA HOẠT TÍNH CHO XI MĂNG PORTLAND STUDY ON REUSING OF SPENT FLUID CATALYTIC CRACKING (sFCC) CATALYST FROM THE DUNG QUAT REFINERY AS AN ACTIVE ADDITIVE FOR PORTLAND CEMENT Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Phi Hùng* Khoa Hóa học, Trường Đại học Quy Nhơn SUMMARY Spent fluid catalytic cracking (sFCC) catalyst from the Dung Quat refinery has studied to reuse it as an active aluminosilicate additive for Portland cement. The experimental results showed that, the heat-treated sFCC materials obtain high lime absorption capacity in accordance with Vietnamese Standard TCVN 3735-1982 (100-150 mg CaO / g). The Portland cement blended (PCB) products prepared by blending pure Portland cement PC40 with 10-20 wt-% of sFCC achieve good 28-day compressive strength (R28 > 50 N/mm2), the compressive strength ratio indexes (IR) of sFCC additives meet TCVN 6882-2001’s requirements (IR > 75%). The other physico-mechanical properties such as initial setting time, final setting time, volume stability also meet requirements in TCVN 6260:2009 about quality standards of Portland cement. This leads to the statement that the spent FCC catalyst from Dung Quat refinery can be reused as an active additive for Portland cement in appropriate experimental conditions (around 20 wt-% sFCC heattreated at 600 0C in Portland cement blended). 1. MỞ ĐẦU Sự ra đời và hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã góp phần rất quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung, từng bước đảm bảo nhu cầu nhiên liệu và nguyên liệu hóa dầu cho đất nước. Bên cạnh đó, hằng năm Nhà máy thải ra khoảng 2000 tấn chất thải xúc tác FCC (Fluid Catalytic Cracking), sẽ là gánh nặng cho môi trường nếu không được xử lý và tái chế triệt để. Chất xúc tác FCC đã qua sử dụng (sFCC, spent fluid catalytic cracking) có thể trở thành chất thải có hại do nhiễm kim loại nặng (Pb, Ni,...), bị cốc hóa, hạt bị vỡ vụn và có thể gây bệnh bụi phổi silic. Thành phần chính của sFCC là SiO2, Al2O3 tương tự như các hợp chất aluminosilicat trong vật liệu xây dựng. Vì vậy, trên thế giới đã có nhiều công bố về kết quả nghiên cứu tái chế chất thải xúc tác FCC để làm phụ gia hoạt tính, clinker trong xi măng [1-5], trong bê-tông [6,7], trong xây dựng cầu đường [8]. Tuy nhiên, hiện chỉ mới có một số rất ít các công bố về chất thải FCC từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong việc tái tạo tính axit bề mặt và hoạt tính xúc tác cracking [9,10]. Bài báo này trình bày các kết quả khảo sát khả năng sử dụng chất thải xúc tác FCC từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để làm phụ gia hoạt tính cho xi măng Portland. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Vật liệu: - Chất thải xúc tác FCC từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. - Xi măng PC40 từ Nhà máy Xi măng Constrexim Bình Định. Thành phần hóa của clinker xi măng được nêu ra ở Bảng 1 (số liệu phân tích từ Nhà máy theo TCVN 1412008). 2 Bảng 1. Thành phần hóa của clinker xi măng Portland Constrexim (% trọng lượng) MKN CKT SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SO3 CaOtd 0,41 0,40 21,09 5,23 4,00 65,08 1,33 0,41 0,99 (MKN: lượng mất khi nung, CKT: cặn không tan, CaOtd: CaO tự do) Xi măng gốc PC40 được tạo nên từ clinker Portland Constrexim Bình Định và thạch cao (hàm lượng SO3 43,02%) với tỷ lệ tương ứng là 96 : 4 (theo khối lượng), có các tính chất cơ lý như sau: + Cường độ chịu nén 3 ngày: 34,1 N/mm2; 28 ngày: 59,8 N/mm2. + Thời gian đông kết: bắt đầu: 104 phút; kết thúc: 116 phút. + Hàm lượng SO3: 1,93%. + Độ ổn định thể tích: 0,6 mm. - Cát xây tiêu chuẩn, hàm lượng SiO2 ≥ 98%, hàm lượng ẩm < 0,2%, kích thước hạt chủ yếu 0,2-0,5 mm. 2.2. Các phương pháp xác định thành phần, cấu trúc: Thành phần, cấu trúc của sFCC được xác định theo các phương pháp: nhiễu xạ tia X (XRD), tiến hành trên máy Siemen D-5005 với tia bức xạ Cu-K ( = 1,54056Å), bước quét là 0,020; chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) trên máy JEOL JEM 100 tại phòng thí nghiệm Hiển vi điện tử (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội); tán sắc năng lượng tia X (EDX) được đo trên máy Hitachi S4800 tại Viện Khoa học Vật liệu Việt Nam. 2.3. Phương pháp xác định độ hoạt tính phụ gia xi măng của sFCC: Độ hoạt tính của thể hiện qua khả năng hút vôi của vật liệu sFCC được xác định theo phương pháp nhanh khi đun nóng dung dịch theo TCVN 3735-1982, dùng dung dịch chuẩn HCl 0,1 N, chất chỉ thị metyl da cam. Độ hoạt tính được biểu thị bởi số miligam vôi do 1 gam sFCC hấp thụ trong thời gian 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn độ. 2.4. Phương pháp xác định chỉ số hoạt tính phụ gia của sFCC trong xi măng Portland hỗn hợp Các mẫu xi măng Portland hỗn hợp được tạo bởi sự phối trộn giữa xi măng gốc PC40 từ Nhà máy Xi măng Constrexim Bình Định với sFCC đã xử lý nhiệt ở các tỉ lệ khối lượng sFCC là 10, 20, 30, 40%. Sau đó xác định tính chất cơ lý của xi măng hỗn hợp để nhận xét về khả năng sử dụng làm phụ gia hoạt tính cho xi măng của sFCC. Quá trình tạo vữa và xác định tính chất cơ lý của xi măng hỗn hợp đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chất thải xúc tác FCC Sử dụng chất xúc tác Chất xúc tác đã qua sử dụng Nhà máy lọc dầu Dung Quất Phụ gia hoạt tính Xi măng PortlandGợi ý tài liệu liên quan:
-
Dung Quất tiến vào thế kỉ XXI: Phần 2
317 trang 29 0 0 -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Sản xuất sạch để bảo vệ môi trường
2 trang 29 0 0 -
Bài giảng môn Vật liệu xây dựng – Chương 4
75 trang 29 0 0 -
10 trang 28 0 0
-
Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống xâm thực axit của bê tông sử dụng xỉ lò cao và tro bay
14 trang 24 0 0 -
Báo cáo kiến tập tốt nghiệp: Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
43 trang 22 0 0 -
10 trang 20 0 0
-
Mô hình hóa hệ thống quá nhiệt của lò hơi nhiệt điện
6 trang 20 0 0 -
Giải pháp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất
9 trang 19 0 0 -
10 trang 18 0 0
-
76 trang 18 0 0
-
Đề tài: Thiết kế phương án quan trắc lún đê chắn sóng nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi'
78 trang 18 0 0 -
Đề tài : Nhà máy lọc dầu Dung Quất
67 trang 17 0 0 -
Baài giảng Nhập môn kỹ thuật vật liệu Silicat
49 trang 16 0 0 -
Mô phỏng quá trình xử lý lưu huỳnh nguyên liệu LCO Nhà máy lọc dầu Dung Quất
6 trang 16 0 0 -
Tiểu luận: XÚC TÁC CỦA NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
20 trang 16 0 0 -
Nghiên cứu ban đầu về khả năng tái sử dụng hạt NIX thải
11 trang 15 0 0 -
Tính toán từ biến của bê tông theo các mô hình khác nhau
7 trang 14 0 0 -
13 trang 13 0 0
-
8 trang 13 0 0